Nhớ về mùa thu năm 1945, trong suy nghĩ của nhiều người, còn là nhớ về nạn đói kinh hoàng năm đó. Và nếu như lựa chọn điều gì, đã thay đổi nhiều nhất sau ngày Quốc khánh thì có lẽ là cuộc sống của người dân đã được ấm no hơn.
Chính quyền cách mạng non trẻ, dù bộn bề khó khăn nhưng ngay lập tức đưa ra nhiều quyết sách nhằm giải quyết tận gốc nạn đói. Những ký ức ấy vẫn còn nguyên vẹn trong trí nhớ của những nhân chứng lịch sử.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và mặt trận Việt Minh, chỉ thị phá kho thóc Nhật chia cho dân đói được đưa ra. Hàng nghìn kho thóc của Nhật bị phá, có kho chứa tới 5.000 tấn. Hàng triệu người đói được chia thóc. Tại Đình Quan Nhân, kho thóc năm xưa đã trở thành một di tích lịch sử.
Hai người đàn ông khi đó là những chàng thanh niên cùng tham gia mặt trận Việt Minh. Ông Lê Vân Nguyên Ủy viên Ban thanh vận Hà Nội. Còn ông Hải Hào là thành viên tích cực của mặt trận Việt Minh.
Phong trào phá kho thóc sau đó lan rộng ra khắp các tỉnh thành. Cuộc Tổng khởi nghĩa 19/8 giành chính quyền về tay nhân dân hoàn toàn thắng lợi. Ngày 3/9/1945, Chính phủ Lâm thời đã họp phiên đầu tiên, thảo luận 6 vấn đề cấp bách. Một trong số đó là giải quyết nạn đói.
Phong trào tăng gia sản xuất để chống đói được người dân hưởng ứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng kiến ra "Hũ gạo cứu đói" để giúp đỡ người nghèo, giảm thuế ruộng đất. Nạn đói được đẩy lùi, đời sống của nhân dân, lao đông được ổn định và cải thiện.
Những người thanh niên năm ấy nay chân đã yếu, tóc đã bạc nhưng ký ức về những năm tháng 1945 đối với họ vô cùng thiêng liêng và nhiều xúc cảm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!