Chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình là nguồn cung cấp công ăn việc làm cho hàng triệu nông dân, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là khi thiếu quy hoạch và hệ thống xử lý chất thải. Cả nước hiện có hơn 17 nghìn trang trại và cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu nằm trong khu dân cư, gây ra tình trạng mùi hôi thối và ô nhiễm nước.
Tại xã Hanh Cù, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, người dân cho rằng nước thải từ chăn nuôi lợn của một hộ gia đình gần khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Dù chủ hộ giải thích đã sử dụng hệ thống biogas để xử lý chất thải, nhưng tình trạng mùi hôi vẫn khiến người dân khó chịu. Tuy nhiên, theo luật hiện hành, mức phạt từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng đối với các hộ gây ô nhiễm là không đủ mạnh để răn đe.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, việc xử phạt các hộ dân gây ô nhiễm môi trường theo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chỉ từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng như hiện nay là không đủ sức rắn đe. Và hiện, Phú Thọ vẫn chưa có qui hoạch chăn nuôi, vì thế, chưa có qui định để cấm các hộ gia đình ở các phường, xã không được chăn nuôi xen lẫn trong khu dân cư.
Những bất cập trong quy hoạch và xử lý chất thải chăn nuôi ở Phú Thọ cũng là thực trạng của nhiều địa phương trong cả nước. Hoạt động chăn nuôi đang đóng vai trò quan trọng khi tạo sinh kế cho hơn 6 triệu hộ nông dân. Nhưng nếu không giải quyết được vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi ở ngay các hộ gia đình thì những mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với đảm bảo môi trường ở nhiều vùng quê vẫn còn tiếp diễn.
Theo quy định của Luật Chăn nuôi năm 2018, từ đầu năm nay là hạn chót để các cơ sở chăn nuôi hoàn thành việc di dời ra khỏi những khu vực không được phép chăn nuôi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!