Lần đầu tiên Luật phòng chống mua bán người (sửa đổi) được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 11 vừa qua có quy định. "Người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là người có dấu hiệu bị xâm hại bởi hành vi mua bán người". Với quy định này, những người đang trong quá trình xác định là nạn nhân của của hành vi mua bán người sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ.
Tội phạm mua bán người là tội phạm ẩn, hoạt động có tính chất quốc tế, việc điều tra, đấu tranh, truy tố tội phạm và xác định các nạn nhân cần 1 thời gian dài. Những quy định cụ thể có trong Luật sẽ nhằm tăng cường giải pháp bảo vệ, đảm bảo quyền và nhu cầu ngay từ đầu cho những người nghi bị mua bán.
Một khu vực biệt lập, hàng rào dây thép gai, xung quanh luôn có người canh gác. Mọi vị trí đều có camera giám sát. Giấy tờ bị thu hết. Cuộc sống của những lao động Việt bị lừa bán sang Campuchia.
Mọi ý định bỏ trốn đều bị trừng trị nghiêm khắc, thậm chí bằng cả tính mạng, nhưng vẫn có những nỗ lực cho những hy vọng cuối cùng.
Nạn nhân mua bán người cho biết: "Nhờ người bạn cho mình mượn điện thoại, 1 - 2h sáng về chỗ ngủ đắp mền lại nhắn về gia đình gửi gia đình nhờ gia đình giải cứu".
Theo đại diện tổ chức di cư quốc tế tại Việt Nam, ngay khi xác định những thông tin có cơ sở đây là những lao động sập bẫy mua bán người, việc hợp tác quốc tế để hỗ trợ, điều tra, giải cứu các nạn nhân cần khẩn trương.
Điều này cũng đã có trong Luật phòng chống mua bán người sửa đổi được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 11 năm ngoái.
Luật đã quy định tiếp nhận, xác minh, xác định, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. Các hành vi bị nghiêm cấm; nguyên tắc phòng, chống mua bán người; chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người; quyền và nghĩa vụ của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.
Ông Nguyễn Công Long, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết: "Một nội dung rất quan trọng nếu xác định hành vi vi phạm pháp luật của nạn nhân là hệ quả trực tiếp của hành vi mua bán người có thể được cơ quan chức năng k xử lý cả hình sự và hành chính, sẽ nhân đạo hơn. Vì ng ta là nạn nhân rất nhiều đau khổ nếu trở về lại bị xử lý".
Bổ sung nguyên tắc rất quan trọng này. Tuy nhiên để phân hóa được các chủ thể thì k thể làm thay cơ quan chức năng và vai trò hợp tác của nạn nhân.
Bà Kendra Rinas, Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế tại Việt Nam (IOM) cho biết "Đây là một bước tiến quan trọng trong việc công nhận các quyền và nhu cầu của nạn nhân ngay từ giai đoạn đầu của quá trình xác định nạn nhân cho đến khi nạn nhân phục hồi và tái hòa nhập. Với những nỗ lực này, Chính phủ Việt Nam đã có vị thế tốt hơn trong bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và hướng tới giải quyết nạn mua bán người trên mọi lĩnh vực".
Cũng theo đại diện tổ chức di cư quốc tế, việc nâng cao nhận thức cộng đồng vẫn là yếu tố quan trọng nhất để chống lại các thủ đoạn ngày càng tinh vi này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!