Trước đó, Công an tỉnh Đắk Lắk đang mở rộng, điều tra vụ án gần 3.000 tấn giá đỗ ủ hóa chất 6-Benzylaminopurine là hóa chất cấm có khả năng gây dị tật cho con người đã được 6 cơ sở tại Đắk Lắk bán ra thị trường 8-10 tấn/ngày.
Khu vực pha chế hóa chất để làm giá đỗ của đối tượng Lâm Văn Đạo.
Tại cơ quan công an, đối tượng Lâm Văn Đạo (34 tuổi, trú tại xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột), chủ của Công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo (cơ sở Lâm Đạo) khai nhận, cơ sở bắt đầu làm giá đỗ nhỏ lẻ từ năm 2020.
Đạo thừa nhận, khi vào nghề đã "học tập" những người làm nghề đi trước, họ cũng dùng "nước kẹo" (6-Benzylaminopurine) nên cũng dùng theo, dù biết chất này không tốt cho sức khỏe người sử dụng. "Tôi có mua "nước kẹo" này của một người ở TP.Hồ Chí Minh M và chuyển về Đắk Lắk. Chất này gọi nôm na là thuốc diệt rễ để cây giá ít rễ, thân mập mạp. Do thị trường cạnh tranh tôi mới dùng "nước kẹo", còn thị trường nếu cần giá sạch thì tôi cũng không dùng".
Đối với việc nhập hàng vào Bách Hóa Xanh, Đạo thừa nhận bắt đầu nhập hàng cho Bách Hóa Xanh từ tháng 5 đến thời điểm bị công an bắt giữ. Để giá đỗ vào được cửa hàng, Đạo đã đi in bao bì, tem mác, có ghi hạn sử dụng của giá đỗ và đóng gói chuyển vào Bách Hóa Xanh.
Vụ việc gần 3.000 tấn giá đỗ bị ủ hóa chất 6-Benzylaminopurine, một chất cấm có thể gây dị tật cho con người, đã được Công an tỉnh Đắk Lắk điều tra và mở rộng vào ngày 29/12/2024. Trong vụ án này, Lâm Văn Đạo, chủ của cơ sở sản xuất giá đỗ Lâm Đạo, đã thừa nhận việc sử dụng chất cấm để làm giá đỗ đẹp mắt, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đặc biệt, Đạo khai nhận đã cung cấp hàng trăm kilogram giá đỗ mỗi ngày cho hệ thống Bách Hóa Xanh, mặc dù biết rõ tác hại của hóa chất đối với sức khỏe người tiêu dùng. Vậy trách nhiệm của Bách Hóa Xanh trong vụ việc này như thế nào và cơ sở pháp lý xử lý đối với đơn vị này ra sao?
Trao đổi với phóng viên thời báo VTV, luật sư Tạ Thanh Tòng, Chủ nhiệm đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk, cho biết: "Trong trường hợp nếu Bách Hóa Xanh biết nhà sản xuất sử dụng chất cấm trong thực phẩm mà vẫn đưa sản phẩm đó vào cơ sở của mình để bán cho người tiêu dùng thì sẽ bị xử lý về hành vi đồng phạm theo Điều 317 về quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhưng nếu BHX không biết thì không thể buộc tội đơn vị này. Nếu Bách Hóa Xanh không biết sai phạm của nhà sản xuất thì sẽ bị xử lý hành chính tại vì đưa sản phẩm không rõ ràng, kém để bán ra cho người tiêu dùng".
"Tôi cho rằng phải xử lý hành chính để cảnh tỉnh đơn vị phân phối. Nếu không họ cứ mua vào rồi bán ra không kiểm soát, chịu trách nhiệm gì cả thì không được. Về hoạt động bán thực phẩm đến người tiêu dùng có rất nhiều cơ quan quản lý. Đầu tiên chúng ta có đơn vị cấp phép cho cơ sở này thì phải có công tác kiểm tra kiểm soát. Quản lý sản phẩm có Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp. Thứ 3 là Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế. Thứ 4 là Cục Quản lý thị trường. Với 4 đơn vị quản lý như vậy mà vẫn để xảy ra sai phạm thì rõ ràng các đơn vị quản lý này thiếu trách nhiệm. Đến nay vẫn chưa có 1 đơn vị nào trả lời một cách rành rọt là trách nhiệm thuộc về ai" - luật sư Tạ Thanh Tòng nói.
Luật sư Tạ Quang Tòng nói về trách nhiệm của các bên liên quan vụ việc
Bách Hóa Xanh là một trong những chuỗi siêu thị bán lẻ lớn tại Việt Nam, nổi bật với việc cung cấp các sản phẩm thực phẩm tươi sống, bao gồm giá đỗ. Trách nhiệm của Bách Hóa Xanh trong vụ việc này có thể phân tích qua hai khía cạnh chính: trách nhiệm về việc tiêu thụ sản phẩm có chứa hóa chất cấm và trách nhiệm trong việc kiểm soát chất lượng hàng hóa.
Vụ án liên quan đến giá đỗ ủ hóa chất cấm 6-Benzylaminopurine là một vụ việc nghiêm trọng, không chỉ đối với cơ sở sản xuất mà còn đối với hệ thống phân phối như Bách Hóa Xanh. Trách nhiệm của Bách Hóa Xanh trong vụ việc này không chỉ là về mặt kinh doanh, mà còn là trách nhiệm đối với sức khỏe cộng đồng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!