Các bệnh hô hấp nguy hiểm hơn vào cuối năm

P.V-Thứ sáu, ngày 09/12/2022 15:09 GMT+7

VTV.vn - Các bệnh hô hấp như cúm, viêm phổi do phế cầu, ho gà... có khả năng diễn biến nguy hiểm, lây lan mạnh khi thời tiết tiếp tục thay đổi, nền nhiệt thấp dần về cuối năm.

Nhiều trẻ nhỏ, người nhà nhập viện vì trời rét

Thời điểm cận Tết Nguyên đán 2023, mưa nhiều kèm theo khối không khí lạnh ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung khiến nền nhiệt giảm sâu, rét đậm, có nơi giảm chỉ còn 11-13 độ C. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp sinh sôi phát triển, đặc biệt là cúm mùa và viêm phổi do phế cầu. Hai bệnh này đã bùng phát âm ỉ từ nhiều tháng nay, ghi nhận nhiều ca biến chứng nặng, đặc biệt là cúm mùa.

Tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội, các bác sĩ hiện đang điều trị cho nhiều trẻ em và người lớn với các triệu chứng sốt, ho, viêm phổi, tổn thương phổi do các bệnh lý truyền nhiễm đường hô hấp như: cúm, phế cầu khuẩn, ho gà… Đặc biệt, nhiều trường hợp kháng kháng sinh khiến bệnh nặng hơn, điều trị khó khăn chưa dứt điểm, bệnh nhân mất nhiều ngày nằm viện.

BS.CKII Mã Thanh Phong, Khoa Nội Tổng hợp, BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, giao mùa Đông - Xuân không chỉ trẻ em mà nhiều người lớn tuổi nhập viện cũng được ghi nhận tình trạng bội nhiễm, kháng kháng sinh khiến bệnh nặng hơn. Nhiều người khi có hiện tượng cảm sốt sau 1 vài lần đầu uống thuốc có kháng sinh mua ở hiệu thuốc tây thấy triệu chứng đỡ nên duy trì việc đó thành thói quen; hoặc có đến khám ở bệnh viện được bác sĩ kê đơn thuốc nhưng tự động ngưng thuốc không uống đủ liều hay kéo dài đơn thuốc, điều này vô tình kéo dài liều kháng sinh bừa bãi.

"Virus, vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh nhiều và lâu dẫn đến đột biến chống lại kháng sinh. Người bệnh không còn đáp ứng được với loại thuốc cũ khiến tình trạng bệnh nặng hơn, buộc phải chuyển đổi sang loại thuốc kháng sinh mới. Nếu người bệnh cũng đề kháng với loại thuốc mới, quá trình điều trị sẽ nan giải hơn, phối hợp nhiều loại kháng sinh liều cao, thời gian nằm viện dài hơn"- BS Thanh Phong chia sẻ.

Theo TS.BS Nguyễn An Nghĩa, Phó khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh), tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh đã có từ lâu và là vấn đề chung của cả thế giới, đặc biệt ở những nước đang phát triển và kém phát triển. Ở Việt Nam vấn đề này nổi hơn nữa do vấn đề lạm dụng thuốc kháng sinh, dễ dàng mua thuốc kháng sinh tại quầy thuốc, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến đề kháng rất cao. Chúng ta không chờ đợi đến lúc bệnh và bắt buộc dùng kháng sinh, thay vào đó dự phòng ngay từ đầu bằng vaccine để giảm được nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng. Khi đó virus, vi khuẩn không có cơ hội gặp được kháng sinh để kháng thuốc.

Những biện pháp phòng bệnh Hô hấp đơn giản, dễ thực hiện

Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, các tác nhân gây bệnh cúm, phế cầu khuẩn, ho gà… luôn tồn tại trong môi trường và lưu hành quanh năm nhưng đặc biệt sinh sôi phát triển, tồn tại lâu trong môi trường nhiệt độ thấp, độ ẩm cao như hiện nay. Virus cúm, vi khuẩn phế cầu, ho gà… đều là các bệnh lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Người bình thường khi mắc các bệnh này đã có thể bị viêm phổi, tổn thương phổi. Đối với trẻ em, người cao tuổi hoặc người có bệnh nền, người có tình trạng kháng kháng sinh càng tăng nguy cơ diễn tiến nặng, khó điều trị, biến chứng lâu dài thậm chí dẫn đến tử vong.

"Mùa đông kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau với nhiều đợt mưa và không khí lạnh. Để bảo vệ phổi và hệ hô hấp tránh khỏi bệnh truyền nhiễm, tránh tình trạng bệnh nặng phải điều trị bằng kháng sinh, bên cạnh các biện pháp giữ ấm cơ thể, trẻ em và người lớn, người có bệnh nền, người có tình trạng kháng thuốc nên tiêm vaccine cúm, phế cầu tăng cường sức đề kháng. Các loại vaccine này đều có lịch tiêm đơn giản, luôn có đầy đủ và nhiều ưu đãi trên toàn hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC"- BS.CKI Bạch Thị Chính khuyến cáo.

Hiện nay, số ca bệnh đường hô hấp tăng cao càng là thời điểm cần kịp thời tiêm vaccine để bảo vệ sức khỏe. Sau khi tiêm vaccine, cơ thể mất khoảng 14 ngày để sản sinh kháng thể bảo vệ cơ thể.

Trước tình hình thiếu vaccine kéo dài ở nhiều cơ sở y tế tại nhiều địa phương, Hệ thống tiêm chủng VNVC vẫn cam kết đảm bảo nguồn vaccine đầy đủ cho trẻ em và người lớn, thậm chí bình ổn giá và hỗ trợ kinh tế cho người dân bằng nhiều ưu đãi, trợ giá, giúp người dân có thêm nhiều cơ hội tiếp cận vaccine phòng bệnh với chi phí hợp lý trong giai đoạn hiện nay.

Các loại vaccine phòng bệnh hô hấp đang có đầy đủ tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC gồm: vaccine cúm tứ giá thế hệ mới Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan) dành cho trẻ em và người lớn; vaccine phòng phế cầu khuẩn Prevenar 13 (Bỉ) hoặc Synflorix (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn, đối với vaccine Prevenar 13 người lớn chỉ cần tiêm duy nhất 1 mũi; vaccine phòng ho gà - bạch hầu - uốn ván Boostrix (Bỉ) hoặc Adacel (Canada)...

Nhằm bảo vệ sức khỏe trẻ em, người khỏi nguy cơ mắc cúm mùa, viêm phổi do phế cầu và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mùa Đông - Xuân, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp với Báo điện tử VTV.VN tổ chức chương trình Tư vấn trực tuyến: "Cúm, Viêm phổi do phế cầu và các bệnh lây truyền qua đường Hô hấp Đông Xuân" với sự tham gia của 2 chuyên gia hàng đầu:

1. BS Lê Thị Trúc Phương, Bác sĩ tiêm chủng, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC;

2. BS.CKII Mã Thanh Phong, Bác sĩ khoa Nội Tổng hợp, BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh;

tu van bệnh hô hấp 9

Chương trình diễn ra vào 20h Thứ Sáu, 9/12/2022 tại website: thanhnien.vn, vnvc.vn, tamanhhospital.vn, nutrihome.vn. Livestream trên ứng dụng VTVGo của Đài Truyền hình Việt Nam và các fanpage: Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 - Tin nóng miền Trung, THVL - Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long, VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Nutrihome - Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng, Báo Thanh Niên, Báo điện tử VnExpress.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước