Bình Thuận: Các hồ chứa nước cạn khô, hàng trăm hộ dân “khát nước”

Phong Nguyễn-Thứ ba, ngày 02/04/2024 13:31 GMT+7

VTV.vn -Tại tỉnh Bình Thuận, hiện nhiều hồ chứa nước, sông, suối, ao đào đang dần cạn kiệt nguồn nước, người dân phải đi lấy từng can nước về để dùng.

Hồ chứa nước Tà Mon, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, có sức chứa 600.000 m3, cung cấp nước chính cho các hộ dân trồng thanh long tại thôn Tà Mon, nhưng hiện nay lòng hồ đã cạn khô, trơ đáy, nhiều chỗ dưới đáy hồ nứt toác, chỉ còn vài vũng nước nhỏ.

Hồ chứa nước cạn khô, người dân tỉnh Bình Thuận gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

Ông Nguyễn Thái Danh, Trưởng trạm Sông Phan - Tà Mon, Chi nhánh Hàm Thuận Nam, Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận cho biết năm nay là năm cực hạn, năm trước nước hồ còn sử dụng được đến hết cuối tháng 3, nhưng năm nay từ giữa tháng 3 hồ đã cạn không còn nước tưới. Một số hộ dân hiện phải mua nước tưới thanh long với giá 240.000 đồng/1 khối. Việc này rất khó khăn cho người dân.

Bình Thuận: Các hồ chứa nước cạn khô, hàng trăm hộ dân đang “khát nước”  - Ảnh 2.

Hồ Tà Mon cạn khô chỉ còn vài vũng nước nhỏ.

Bình Thuận: Các hồ chứa nước cạn khô, hàng trăm hộ dân đang “khát nước”  - Ảnh 3.
Bình Thuận: Các hồ chứa nước cạn khô, hàng trăm hộ dân đang “khát nước”  - Ảnh 4.

Nhiều vị trí trong lòng hồ nức toác.

Do không thể lấy nước từ hồ Tà Mon về để tưới cho 2.000 trụ thanh long, anh Nguyễn Thanh Vũ, thôn Tà Mon, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đang phải sử dụng nguồn nước dự trữ từ cái ao sau nhà. Nhưng cái ao này hiện cũng chỉ còn chưa được nửa mét nước vì vậy anh phải tưới giảm tần suất lại vì sợ sẽ hết nước, trong khi mùa khô dự kiến còn kéo dài đến hết tháng 4 âm lịch.

"Hồ Tà Mon vừa ăn Tết xong là hết nước. Nếu chỉ trong vòng 1 tháng nữa mà không có nước thì vườn thanh long sẽ khô héo rồi chết hết, thiệt hại khoảng 30 tấn.", anh Nguyễn Thanh Vũ nói.

Bình Thuận: Các hồ chứa nước cạn khô, hàng trăm hộ dân đang “khát nước”  - Ảnh 5.

Một kênh dẫn nước tại xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam cạn khô.

Còn tại xã Hàm Cần và xã Mỹ Thạnh, hiện nhiều người dân phải chạy xe máy đi khoảng 3-4km để lấy từng thùng nước từ các ao, nước đục ngàu còn nước trong xã về sử dụng.

Chị Nguyễn Thị Sen, xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam cho biết do nhà không còn nước sử dụng nên phải đến những cái ao sâu, còn nước để múc nước về nấu ăn. Mỗi ngày chị đi múc từ 6 - 7 thùng về sử dụng đỡ. Nếu đi nhiều lần sẽ không có tiền đổ xăng.

Bình Thuận: Các hồ chứa nước cạn khô, hàng trăm hộ dân đang “khát nước”  - Ảnh 6.

Người dân xã Hàm Cần đi lấy nước về sinh hoạt.

Còn ông Trần Ngọc Ngang, xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận cho biết do không còn nước tưới vườn thanh long của gia đình giờ cũng bỏ mặc. Vừa rồi mới kêu thợ về khoan cái giếng để lấy nước tưới, nhưng cũng chẳng ăn thua vì không có nước. Giờ chỉ mong cho sớm có mưa chứ không thể tưới được.

Bình Thuận: Các hồ chứa nước cạn khô, hàng trăm hộ dân đang “khát nước”  - Ảnh 7.

Một người dân xã Hàm Cần đang múc nước về sử dụng.

Chị Nguyễn Thị Kim Lan, xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận chia sẻ do không còn nước, giờ cây cối khô cằn, đời sống khó khăn, thu nhập của người dân không có. Cuộc sống nơi đây vốn đã khó khăn giờ thời tiết khô hạn, càng khó khăn hơn

Bình Thuận: Các hồ chứa nước cạn khô, hàng trăm hộ dân đang “khát nước”  - Ảnh 8.

Nước được chở về từng can nhựa bằng xe máy.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận cho biết hiện nay tổng lượng nước tại các hồ chứa nước trên địa bàn huyện chỉ còn dung tích hữu ích khoảng 17 triệu m3. Hiện hồ Tà Mon đã hết nước, chỉ còn nhờ nước từ hồ Sông Móng, hiện nay tích nước của hồ Sông Móng là 12 triệu khối, nếu tính như vậy là nước sản xuất nông nghiệp là thiếu rất trầm trọng. Nếu dự án hồ Ka Pét, xây dựng xong sớm thì sẽ giải quyết rất lớn cho nhu cầu nguồn nước tưới tiêu cho bà con.

Bình Thuận: Các hồ chứa nước cạn khô, hàng trăm hộ dân đang “khát nước”  - Ảnh 9.

Sông Bà Bích, xã Mỹ Thạnh, Hàm Thuận Nam cạn khô.

Tỉnh Bình Thuận hiện có đến 35 xã bị thiếu hụt lượng mưa và nguồn nước từ 3-6 tháng và theo cấp độ rủi ro thiên tai bị xếp từ cấp 3 đến cấp 4. Để giải quyết bài toán lâu dài về nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cho người dân huyện Hàm Thuận Nam, hiện tỉnh Bình Thuận đang triển khai xây dựng hồ chứa nước Ka Pét với sức chứa 51,2 triệu m3 nước cung cấp nước tưới cho khoảng 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp cho người dân huyện Hàm Thuận Nam.

Bình Thuận: Các hồ chứa nước cạn khô, hàng trăm hộ dân đang “khát nước”  - Ảnh 10.

Một vườn thanh long của người dân xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam đang héo dần.

Bình Thuận: Các hồ chứa nước cạn khô, hàng trăm hộ dân đang “khát nước”  - Ảnh 11.

Theo người dân nếu khoảng 1 tháng nữa không có nước thì các vườn thanh long sẽ chết hết do khô hạn.

Để ứng phó với tình hình khô hạn năm nay có thể kéo dài, phương án trước mắt, UBND huyện Hàm Thuận Nam đã giao Phòng NN&PTNT phối hợp với các xã có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, nếu xảy ra thiếu nước sinh hoạt, kịp hỗ trợ vận chuyển nước để cấp nước cho người dân không để thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024.

Bình Thuận: Các hồ chứa nước cạn khô, hàng trăm hộ dân đang “khát nước”  - Ảnh 12.

Hồ Ka Pét chuẩn bị được xây dựng để trữ nước cho vùng hạn Hàm Thuận Nam.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận, toàn tỉnh hiện có 357.000 ha đất nông nghiệp và có 49 hồ chứa nước, với tổng dung tích chứa 442 triệu m3. Dung lượng của các hồ chứa nước hiện tại cộng với nguồn nước ở sông, suối khác chỉ đủ tưới cho khoảng 57.000 ha. Nếu tính toán 100 triệu m3 tưới được cho 10.000 ha, với 300.000 ha đất nông nghiệp còn lại sẽ phải cần đến 3 tỉ m3 nước/năm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước