10 điều doanh nghiệp phải công khai với người lao động

Hoàng Linh-Thứ năm, ngày 09/12/2021 15:10 GMT+7

Ảnh minh họa.

VTV.vn - Pháp luật quy định rõ những nội dung mà người sử dụng lao động bắt buộc phải công khai cho người lao động nhưng không phải ai cũng biết.

Dưới đây là 10 nội dung doanh nghiệp phải công khai với người lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020:

1 - Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

2 - Nội quy lao động.

3 - Thang lương, bảng lương, định mức lao động.

4 - Nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động.

5 - Các thỏa ước lao động tập thế mà người sử dụng lao động tham gia.

6 - Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có).

7 - Việc trích nộp kinh phí công đoàn.

8 - Việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

9 - Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.

10 - Nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Điều 44 Nghị định 145/2020 nêu rõ, người lao động có quyền được tham gia ý kiến về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể.

Ngoài ra, những nội dung khác người lao động được quyền tham gia ý kiến gồm:

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;

- Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;

- Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.

Nghị định này đã có hiệu lực từ ngày 01/02/2021.

Các doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động có thể lựa chọn các hình thức công khai các nội dung về lao động, bảo hiểm tại doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) bao gồm:

1 - Niêm yết công khai tại nơi làm việc;

2 - Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;

3 - Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;

4 - Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;

5 - Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Căn cứ theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 1/3/2020, nếu không công khai các thông tin trên cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

10 điều doanh nghiệp phải công khai với người lao động - Ảnh 2.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước