Thực trạng này hiện đang tạo ra cuộc tranh luận tại Nhật Bản về việc bảo vệ những người vận chuyển hàng (shipper) công nghệ nói riêng và những lao động tự do nhờ Internet làm môi giới nói chung.
Nghề giao hàng tự do nhờ các ứng dụng công nghệ trên điện thoại thông minh đang phát triển nhanh tại Nhật Bản. Những người "giao hàng công nghệ" hiện vẫn không nhận được một đồng tiền bảo hiểm nào nếu gặp rủi ro khi giao hàng. Trong khi đó, luật bảo vệ người lao động lại tỏ ra lúng túng, dẫn đến một cuộc tranh luận bảo vệ quyền lợi cho các shipper công nghệ tại Nhật Bản.
Theo cuộc điều tra của Cơ quan Nghiên cứu lao động Nhật Bản, vào tháng 4/2019, với 1,7 triệu người làm việc tự do, sử dụng Internet làm môi giới, trung gian, có đến 1,3 triệu người, chiếm 3/4 lượng lao động có thu nhập từ 500.000 Yen/tháng trở lên, coi đây là công việc chính để kiếm sống, chỉ có 1/4 còn lại coi hình thức này là công việc phụ. Tờ báo cho rằng, Bộ Lao động xếp loại hình lao động này vào dạng "lao động thuê mướn tạm thời" là không hợp lý, không bảo vệ được quyền lợi của lao động.
Tại Nhật Bản, người dân sử dụng một thuật ngữ là "GiG work" để chỉ hình thức làm việc tư do sử dụng Internet làm môi giới. Nhiều người lại sử dụng lao động toàn thời gian cho hình thức công việc này. Tuy nhiên, quyền lợi của họ lại khác hẳn so với một lao động truyền thống làm việc 8 tiếng/ngày.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!