Theo đề án, TP.HCM đề xuất giữ lại 24% tổng thu ngân sách thay vì 18% như hiện nay. Nếu được chấp thuận, TP.HCM sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một đồng vốn công ở đây bỏ ra sẽ thu hút 10 -14 đồng vốn đầu tư và mỗi năm tạo thêm 126.000 lao động.
Theo tính toán số liệu cụ thể, 5 năm tới (2021-2025), ngân sách để lại cho thành phố là 24% và 5 năm tiếp theo là 28% so với phương án vẫn giữ 18% trong 10 năm tới, thì phần nộp về Trung ương sẽ tăng thêm 345.000 tỷ (tương đương 14,8 tỷ USD).
Ngoài vấn đề ngân sách, ông Nhân cũng chỉ ra một số khó khăn mà TP.HCM đang đối mặt, cần phải tìm hướng giải quyết. Đó là tốc độ phát triển hạ tầng giao thông rất chậm, không đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố. Thành phố 10 triệu dân nhưng 2 dự án quan trọng nhất là Vành đai 2 chưa kết nối xong và Vành đai 3 vẫn còn trên giấy. Đây là những vấn đề sẽ được nêu trong cuộc họp Hội đồng nhân dân diễn ra vào ngày 9/7 để sớm đưa ra hướng giải quyết.
Cấp thiết tăng ngân sách cho TP.HCM VTV.vn - Thực trạng kẹt xe ngày càng phổ biến, ngập nước chưa giải quyết được, dân số tăng nhanh... cho thấy nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng là nhu cầu rất bức thiết với TP.HCM.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!