Chuyện giữ nghề ở xóm đũa Tân Long

Quốc Minh (VTV9)Cập nhật 13:11 ngày 24/07/2019

VTV.vn - Những làng nghề vót đũa tre một thời ăn nên làm ra như xóm đũa Tân Long ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang hiện cũng trở nên chật vật để duy trì cuộc sống và giữ nghề.

Nhiều người đã đốn bỏ tre để chuyển sang trồng mía. Thiếu nguyên liệu vót đũa, lợi nhuận không nhiều, nên một số hộ chuyển qua làm nghề khác. Có một điều đáng mừng là lượng đũa tiêu thụ cũng khá ổn định, nên dù một chục đũa loại đẹp nhất chỉ có giá 12.000 đồng thì người vót đũa còn bám trụ với nghề vẫn có thể để sống được.

Không nghỉ như những người khác trong nhà, bà Tạ Thị Hoa vẫn theo nghề ông bà truyền lại. Vót đũa từ hồi con con gái, nay bà đã là bà ngoại. Giờ bà chỉ vót thuê ăn công, cứ 100 đôi thành phẩm thì được 20.000 đồng. Đũa có đôi, ở xóm đũa Tân Long cũng chẳng ai làm riêng một mình. Ít người như bà Hoa thì làm gia công, nhiều người như nhà ông Nguyễn Văn Đẹp thì chia nhau mà làm. Từ tre ra đũa phải qua nhiều công đoạn, càng kinh nghiệm thì sản phẩm càng đồng đều, đẹp mắt và được giá. Đủng đỉnh làm từng chiếc một, vậy mà mỗi ngày nhà ông cũng làm được chừng 400 trăm đôi. Người vót đũa mừng vì đũa tre làm bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, nhưng đâu đó vẫn có những nỗi niềm, vì đũa tre vẫn chưa qua được ranh giới của xóm làng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.