TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Vực dậy các làng nghề truyền thống

Anh Phương, Công Điền (VTV8)Cập nhật 09:17 ngày 22/10/2018

VTV.vn - Nâng cao chất lượng mẫu mã, xây dựng thương hiệu đang là nỗ lực, mục tiêu trọng tâm được các làng nghề Thừa Thiên Huế phát huy.

Không chỉ có Tre, nứa, mây, hay các cách thức đan lát thủ công , Làng nghề truyền thống Mây tre đan Bao la ở xã Quảng Phú ,huyện Quảng Điền  đã có sự xuất hiện của các máy móc hiện đại như máy bấm đinh bằng điện, máy cắt laser. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình sản xuất - khắc các biểu tượng Huế lên sản phẩm mây tre đan đã góp phần nâng cao giá trị và cũng như chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Với chi phí đầu tư các thiết bị gần 100 triệu đồng, trong đó hơn 50% từ nguồn hỗ trợ khuyến công, 500 mẫu  sản phẩm mây tre đã được khắc các biểu tượng Huế như Đại Nội, chùa Linh Mụ, Ngọ Môn, Kinh Thành Huế, lăng Khải Định hay các linh vật như nghê, lân, long, quy, phụng… Với sự đa dạng và đổi mới về mẫu mã, HTX đã ký được các hợp đồng số lượng lớn với nhiều Doanh nghiệp, cơ sở trong cả nước. Một số đơn hàng đã xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Không những vậy giá trị sản phẩm tăng lên hơn 40% đồng nghĩa thu nhập của làng nghề cũng tăng khá tốt.

Tỉnh Thừa Thiên Huế  tiếp tục đầu tư khoảng 144 tỷ đồng để hỗ trợ các làng nghề phát triển giai đoạn từ nay đến năm 2020,  tập trung các nghề như dệt zèng, mộc mỹ nghệ, mây tre đan, đệm bàng, nón lá…Ngoài việc hỗ trợ kinh phí trang bị máy móc, nguồn vốn khuyến công cũng sẽ tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực cải tiến mẫu mã sản phẩm, đào tạo nghề với mục đích nâng cao năng lực sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ cho các làng nghề.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Nghịch lý thiếu và thừa đất làm vật liệu san lấp

VTV.vn - Trong khi một số dự án bị thiếu đất san lấp hợp pháp thì nhiều chủ đầu tư và nhà thầu lại gặp khó khăn khi xử lý đất thừa khi khai thác ở những vị trí không được cấp phép.