TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các cơ sở giết mổ gia súc nhỏ lẻ

Đỗ Vinh, Thành CôngCập nhật 15:49 ngày 28/10/2024

VTV.vn - Tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong các khu dân cư, chợ dân sinh đang là vấn đề nóng ở nhiều địa phương, tiềm ẩn nhiều hệ lụy và hiện chưa có biện pháp xử lý.

Theo thống kê, hiện nay cả nước chỉ có trên 460 cơ sở giết mổ động vật tập trung. Tuy nhiên số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn cả nước hiện rất cao, có tới trên 24.600 cơ sở giết mổ động vật nhỏ. Hầu hết các cơ sở này không đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình giết mổ, bảo quản thực phẩm, việc kiểm soát tại cơ sở giết mổ nhỏ lẻ này mới đạt khoảng 18,6 %, dẫn đến nguy cơ cao về dịch bệnh và an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường.

Nằm giữa lòng đô thị đông dân cư thuộc phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tồn tại một cơ sở nhốt và giết mổ bò khoảng 500 mét vuông. Nhà bà Lan Anh nằm ngay sát cơ sở này, giếng nước nhà bà không thể sử dụng vì ô nhiễm từ nguồn nước có chứa phân bò và từ hoạt động giết mổ thải ra hằng ngày, nhất là khi có mưa.

Theo thống kê, toàn tỉnh Đắk Lắk có 26 cơ sở giết mổ động vật tập trung và 226 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Tuy nhiên, việc giết mổ gia súc, gia cầm vẫn còn diễn ra tự phát, nhỏ lẻ tại hộ gia đình trong các khu dân cư ở hầu hết các địa phương, không đảm bảo quy trình kiểm soát giết mổ theo quy định, hoạt động không có giấy phép. Trong khi chính quyền địa phương chưa thật sự quyết liệt trong việc xử lý vi phạm của hoạt động giết mổ nhỏ lẻ.

Thực trạng việc giết mổ gia súc, gia cầm tại gia đình thường về đêm hoặc sáng sớm, không cần trang thiết bị lớn, dụng cụ đơn giản, có thể giết mổ ngay tại cửa chuồng, sân bể, khoảng đất rộng quanh khu vực chuồng nuôi, vậy nên ô nhiễm môi trường là điều khó tránh khỏi.

Thực phẩm có nguồn gốc động vật được giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, có sự kiểm soát của ngành Thú y sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc làm tốt công tác giết mổ gia súc, gia cầm, là tiền đề xây dựng chuỗi chế biến thực phẩm sạch, an toàn. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động giết mổ tập trung còn nhiều khó khăn, chưa đồng bộ tại các địa phương.

Các cơ sở giết mổ động vật tập trung tại Đắk Lắk hầu hết được xây dựng từ những năm 2000, đến nay hầu hết nằm xen kẽ trong khu dân cư, gần chợ. Do đã hoạt động lâu năm nên phần lớn đã xuống cấp.

Hiện nay, chính sách hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở giết mổ tập trung đã có nhưng chưa phù hợp, khi triển khai rất khó, thiếu hiệu quả. Một số nơi có chính sách nhưng thủ tục rườm rà, không thu hút được doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động giết mổ tập trung, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, địa bàn các xã cách xa nhau, nên khi đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tập trung sẽ mất thêm chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản cho sản phẩm sau giết mổ để đưa đi tiêu thụ.

Qua khảo sát thực tế ở nhiều tỉnh, thành, hiện không ít cơ sở khi chuyển sang giết mổ tập trung, chi phí hoạt động cao và phải chịu sự quản lý của cơ quan Thú y trong quy trình giết mổ. Từ đó, không cạnh tranh được với các hộ giết mổ nhỏ lẻ có chi phí thấp hoặc không phải trả chi phí nào cho quá trình giết mổ, do vậy các cơ sở không chuyển sang giết mổ tập trung.

Để giảm thiểu hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ và đẩy mạnh giết mổ tập trung có kiểm soát, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cần có chính sách đặc thù ưu đãi hỗ trợ các cơ sở giết mổ tập trung do nguyên lý chung, khi tăng số cơ sở giết mổ tập trung sẽ giảm nhanh cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Bên cạnh đó còn nhiều khó khăn, bất cập về chính sách đất đai, thuế, xây dựng vùng nguyên liệu nên rất cần có chính sách ưu đãi để thu hút doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động này.

Theo thống kê, hiện nay cả nước chỉ có khoảng 460 cơ sở giết mổ động vật tập trung. Trong khi đó, có tới hơn 24.600 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Hầu hết các cơ sở này không đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình giết mổ, bảo quản thực phẩm, việc kiểm soát tại cơ sở giết mổ nhỏ lẻ này mới đạt khoảng 18,6 %, dẫn đến nguy cơ cao về dịch bệnh và an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường.

Thực phẩm có nguồn gốc động vật được giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, có sự kiểm soát của ngành Thú y sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc làm tốt công tác giết mổ gia súc, gia cầm, là tiền đề xây dựng chuỗi chế biến thực phẩm sạch, an toàn. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động giết mổ tập trung còn nhiều khó khăn, chưa đồng bộ tại các địa phương. Để giảm thiểu hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ và đẩy mạnh giết mổ tập trung có kiểm soát, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cần có chính sách đặc thù ưu đãi hỗ trợ các cơ sở giết mổ tập trung do nguyên lý chung, khi tăng số cơ sở giết mổ tập trung sẽ giảm nhanh cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Bên cạnh đó còn nhiều khó khăn, bất cập về chính sách đất đai, thuế, xây dựng vùng nguyên liệu nên rất cần có chính sách ưu đãi để thu hút doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai đối thoại với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

VTV.vn - Sáng 29/10, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tiếp xúc và đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.