TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Nghệ thuật Thạch Thư

Thanh Nga, Mai Khương (VTV8)Cập nhật 07:12 ngày 04/03/2018

VTV.vn - Đá và Thư pháp - hai chủ đề có vẻ không liên quan gì với nhau, nhưng sự sáng tạo của các nghệ nhân đã mở ra nhiều cơ hội cho nghệ thuật thạch thư và đá mỹ nghệ.

Thư pháp là nghệ thuật viết chữ, đòi khỏi yếu tố sáng tạo không ngừng của các ông đồ. Và đối với một tác phẩm thạch thư đòi hỏi nghệ nhân Bùi Toàn (xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) phải có những góc nhìn điêu luyện hơn. Ở chỗ, ông phải có con mắt nhìn chất liệu, sàng lọc trên từng viên đá để biết rằng nó hợp với bút pháp nào, kích cỡ chữ ra sao để thổi hết cái hồn vào trong đá. Có cái nhìn như vậy, người viết thạch thư mới làm nổi bật được nét đẹp và ý nghĩa nhân văn của con chữ.

Từ cơ duyên là một người chơi đá tự nhiên, thích sưu tầm đá, các tác phẩm đá của ông Bùi Toàn đều do tự tay sưu tầm. Giá trị mỗi viên đá có khi vài triệu có khi gần cả trăm triệu đồng. Tùy thuộc vào vân đá, hình dáng cấu tạo thiên nhiên của nó mà ông đặt tên cho tác phẩm của mình. "Biển đảo", "Nhà rông", "Thả diều", "Chùa Hang"….mỗi cái tên của mỗi tác phẩm đều gắn liền với địa danh, văn hóa đất nước. Đó cũng là cơ duyên đưa nghệ nhân Bùi Toàn đến với nghệ thuật viết thư pháp trên đá như hiện nay.

Nội dung các bức thư pháp trên đá thường là lời hay ý đẹp, được phóng tác qua bàn tay nghệ nhân, những viên đá thô cứng trở nên có thần, chúng không chỉ là tác phẩm nghệ thuật, mà còn hàm chứa những nội dung có tác dụng răn dạy, giáo dục con người. Với nghệ nhân Bùi Toàn, đá không trơ gan cùng tuế nguyệt mà đá có hồn và bay bổng linh thiêng như con người. Đó chính là hồn người trong đá và hồn đá hòa vào tâm người.

Nghịch lý thiếu và thừa đất làm vật liệu san lấp

VTV.vn - Trong khi một số dự án bị thiếu đất san lấp hợp pháp thì nhiều chủ đầu tư và nhà thầu lại gặp khó khăn khi xử lý đất thừa khi khai thác ở những vị trí không được cấp phép.