TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh

Phước Tâm, Phú Thạnh (VTV8)Cập nhật 20:54 ngày 04/04/2018

VTV.vn - Hôm nay (04/4), ngày thế giới phòng chống bom mìn. Trong ngày này, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại những nỗi đau do bom mìn gây ra, hạn chế tối đa những hậu quả của nó.

Từ năm 1975 đến nay, tại Việt Nam số bom mìn tồn sót phát nổ đã khiến hơn 40 nghìn người chết, 60 nghìn người bị thương - phần lớn là lực lượng lao động chính trong gia đình và trẻ nhỏ.Ở các tỉnh miền Trung, kể từ sau khi hòa bình được lập lại, tại những nơi phải hứng chịu nhiều bom đạn, vật nổ trong chiến tranh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định…có tới 22.800 người dân tiếp tục chịu hậu quả từ bom, mìn, trong đó hơn 10 nghìn người chết và 12 nghìn người bị thương tật suốt đời.Hơn 40 năm chiến tranh đã qua đi, nhưng những vết thương, cái chết do bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh đã trở thành nỗi ám ảnh của mỗi người dân.

Việt Nam là quốc gia bị ô nhiễm bom mìn lớn và chịu hậu quả nặng nề nhất trên thế giới. Ước tính, số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh khoảng 800.000 tấn, tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm khoảng 6,13 triệu ha, chiếm gần 20% tổng diện tích của cả nước, tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Trung. Với số lượng bom mìn còn sót lại quá lớn, ở Việt nam vẫn đang tồn tại công việc mua bán phế liệu từ vật liệu nổ, trong đó có bom mìn sau chiến tranh.  tìm kiếm, cưa các loại bom mìn, để bán cho các điểm thu mua vật liệu. Bản thân những người làm nghề vẫn nhận thức được mức độ nguy hiểm, nhưng vì lợi nhuận nên dù đã xảy ra nhiều vụ nổ thương tâm nhưng cho đến nay nghề này vẫn tồn tại, đặc biệt là tại các cơ sở thu mua phế liệu nằm ẩn mình trong các khu dân cư. Tập trung thu mua bom mìn phế liệu nhiều nhất ở hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. 

Tuy nhiên, trong nỗ lực khắc phục hậu quả bom mìn, Việt Nam không cô độc, bởi vì từ nhiều năm qua, chúng ta đã nhận được sự hỗ trợ quý báu của cộng đồng các nhà tài trợ Quốc tế và các tổ chức phi chính phủ. Thông qua sự hỗ trợ trang thiết bị, kinh phí, chuyên gia trị giá hàng chục triệu USD các tổ chức quốc tế đã đồng hành sát cánh với chính quyền và người dân  khắc phục ô nhiễm bom mìn .

Hiện tại còn bao nhiêu tấn đạn bom đang lặng yên giấu mình trong lòng mảnh đất miền Trung này. Và tất nhiên cũng không có người nào dám quả quyết rằng sẽ không còn những cái chết đáng tiếc do bom mìn gây ra. Ngoài sự cố gắng nỗ lực của chính phủ, các tổ chức quốc tế trong việc khắc phục hậu quả bom mìn thì mỗi người dân cũng nên nhân cao nhận thức, tránh xa bom mìn vật liệu nổ, không tự ý rà phá cũng như mua bán những loại  phế liệu này để bảo vệ an toàn tính mạng cho bản thân và cộng đồng, bởi mối hiểm nguy về bon mìn vẫn đoa doạ đến mọi người khi phải mất rất nhiều thời gian nửa mói khắc phục được tình trạng ô nhiễm bom mìn. 

Đẩy mạnh hoạt động văn hoá để thu hút du lịch

VTV.vn - Những năm gần đây, huyện biên giới Ia Grai, tỉnh Gia Lai có chủ trương đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống trên địa bàn để thu hút khách du lịch.