TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Honda Việt Nam triệu hồi xe Accord và Odyssey để khắc phục lỗi

TTXVNCập nhật 21:04 ngày 16/12/2017

VTV.vn - Từ ngày 25/12/2017 đến 24/12/2018, Công ty Honda Việt Nam triệu hồi 652 chiếc xe Accord và Odyssey để kiểm tra, thay thế khắc phục lỗi công tắc điều khiển gương cửa.

Trong số xe nằm trong diện triệu hồi trên có 320 chiếc Honda Accord sản xuất từ năm 2012 đến năm 2015, số còn lại là Honda Odyssey sản xuất từ năm 2015 đến năm 2017. Các xe này được sản xuất tại Honda Automobile (Thailand) Co.,Ltd - Ayutthaya Factory và được Công ty Honda Việt Nam nhập khẩu nguyên chiếc về phân phối. 

Nguyên nhân triệu hồi các xe trên do xử lý bề mặt tiếp điểm trong công tắc điều khiển gương chiếu hậu chưa phù hợp. Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể bị oxy hóa, dẫn đến gương chiếu hậu trên cửa xe có thể tự động bị gập vào khi xe đang chạy, đỗ hoặc không hoạt động khi bật công tắc. Trong trường hợp xảy ra hiện tượng trên, tầm quan sát của người sử dụng sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây mất an toàn cho người sử dụng. 

Công ty Honda Việt Nam cũng khuyến cáo khách hàng vì quyền lợi và sự an toàn của mình cần đưa xe đến các nhà phân phối ủy nhiệm của Honda để được thay thế công tắc điều khiển gương chiếu hậu. 

Đối với các xe do công ty khác phân phối thuộc diện triệu hồi theo công bố của Công ty Honda Nhật Bản, Honda Việt Nam sẵn sàng kiểm tra và sửa chữa nếu có khách hàng mang xe tới các đại lý ủy nhiệm để yêu cầu xử lý. 

Dự kiến, các xe Honda bị ảnh hưởng sẽ được kiểm tra và khắc phục miễn phí, thời gian khoảng 12 phút/xe. 

Tháng 7/2016, hãng này cũng thực hiện chiến dịch triệu hồi gần 10.000 xe Civic, CR-V và Accord để thay thế bộ thổi khí túi khí ghế phụ phía trước như một biện pháp phòng ngừa để đảm bảo sự an toàn cho khách hàng. 

Tháng 8/2017, Honda Việt Nam cũng thực hiện chiến dịch triệu hồi 319 xe Accord sản xuất từ năm 2013 đến năm 2015 để thay thế cảm biến ắc quy.

Hàng trăm công trình cấp nước miền núi hư hỏng, lãng phí

VTV.vn- Tại 11 huyện miền núi của Tahnh Hóa có 554 công trình cấp nước nông thôn tập trung, trong đó có 189 công trình cấp nước bị hư hỏng hoàn toàn, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư.