TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Bình Định: Hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia ở miền núi

Phước Tâm, Thành TínCập nhật 09:31 ngày 15/11/2024

VTV.vn - Trong thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát huy hiệu quả ở tỉnh Bình Định.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - gọi tắt là chương trình mục tiêu quốc gia 1719 đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo các xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Bình Định, giúp đời sống của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, nâng cao.

Với sự hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia 1719, ngành giáo dục huyện Vĩnh Thạnh đã được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất. Nhiều trường học mới đã được xây dựng, các phòng học cũ được nâng cấp và sửa chữa. Đặc biệt, các trường nội trú, bán trú dành cho học sinh dân tộc thiểu số đã được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho các em ở xa có thể thuận lợi trong học tập.

Tuyến đường bê tông dài hơn 4 km qua địa bàn thôn O5 và thôn Kon Trú của xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh được đầu tư gần 5 tỷ đồng từ Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các nguồn vốn hợp pháp khác. Tuyến đường sạch đẹp giúp kết nối các thôn trong xã, người dân đi lại được thuận tiện và nhanh chóng.

Bình Định tiếp tục tập trung ưu tiên đầu tư cho việc hỗ trợ phát triển sản xuất như tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhân rộng mô hình giảm nghèo, đầu tư giống, phân bón và đầu tư thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất nông - lâm nghiệp của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhờ đó, người dân ở các vùng nông thôn miền núi, vùng cao trên địa bàn tỉnh đã từng bước có cuộc sống ổn định.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Kiên quyết chống hàng giả, hàng kém chất lượng

VTV.vn- Thời điểm giáp Tết, tình trạng gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt mà vẫn diễn biến phức tạp.