Những người lính canh gác của Hàn Quốc và Triều Tiên đứng đối diện nhau ở Khu vực an ninh chung (JSA), một dải đất nhỏ trong ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm. (Ảnh: Yonhap)
Hiện tại, dư luận quốc tế đang đổ dồn vào ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm, nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Hàn Quốc và Triều Tiên vào ngày 27/4.
Bàn Môn Điếm, cách Seoul 50km về phía Bắc, là nơi Hiệp định đình chiến được ký kết khi cuộc chiến tranh liên Triều từ năm 1950 - 1953 kết thúc. Vào năm 1951, lực lượng Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu đã đánh dấu một quán rượu nhỏ tại Neolmun-ri để tạo điều kiện thuận lợi cho quân đội Trung Quốc tìm địa điểm thế chân tạm thời ở gần đó cho các cuộc hội đàm đình chiến. Dấu hiệu trên quán này được đánh vần là Panmunjom theo các ký tự Trung Quốc.
Ban đầu, ở bên trong Bàn Môn Điếm không có đường biên giới được đánh dấu. Tuy nhiên, sau khi quân lính Triều Tiên giết chết hai quan chức quân đội Mỹ bằng rìu ở Bàn Môn Điếm vào năm 1976, một đường phân chia ranh giới quân sự đã được vẽ ra trong ngôi làng biên giới này.
Hiện nay, binh lính bảo vệ của Hàn Quốc và Triều Tiên đang đứng đối diện với nhau tại Khu vực an ninh chung (JSA), một dải đất nhỏ ở Bàn Môn Điếm do lực lượng vũ trang Liên Hợp Quốc giám sát. Đến nay, hai miền Triều Tiên đã tổ chức hơn 655 vòng đàm phán và gần 55% cuộc đàm phán trong số đó diễn ra ở Bàn Môn Điếm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!