Cụ thể, doanh nghiệp sẽ bỏ tiền ra xây nhà vệ sinh, đổi lại được quyền, đặt biển quảng cáo trên các cầu đi bộ, cầu cơ giới trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây được cho là hướng đi mới nhằm phát triển hạ tầng công cộng, lại vừa giảm áp lực lên nguồn vốn ngân sách.
Trên thực tế, nhà vệ sinh đầu tiên được xây bằng nguồn vốn xã hội hoá tại Hoàn Kiếm với vốn đầu tư gần 1 tỷ đồng, sạch sẽ, khang trang và hiện đại. Song, mỗi tháng, chủ đầu tư phải bù lỗ 3 triệu vì thu không đủ chi, chưa kể thu hồi vốn. Đó là lý do vì sao ba năm qua, cả thành phố Hà Nội mới xây được 3 nhà vệ sinh công cộng.
Đây là lần đâu tiên Hà Nội cho phép doanh nghiệp được khai thác quảng cáo trên 60 cầu để thu hồi vốn, đổi lại phải xây 1.000 nhà vệ sinh công cộng.
Cũng theo quyết định của thành phố Hà Nội, nhà đầu tư sẽ phải trực tiếp quản lý 100 nhà vệ sinh trong 10 năm, nghĩa là phải sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành hàng ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu 1.000 nhà vệ sinh triển khai luôn sẽ rất rủi ro vì, nếu bất cập sẽ rất khó điều chỉnh, nên cần thí điểm một thời gian dài, mới có thể đánh giá hiệu quả và hạn chế, rồi triển khai tiếp.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!