Vốn ODA cho an sinh xã hội giảm dần theo từng năm

Ngọc Yến - Thế Anh (Ban Truyền hình Đối ngoại)-Thứ năm, ngày 25/02/2016 09:48 GMT+7

Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình.

VTV.vn - Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình, đó là lý do nhiều quốc gia, tổ chức đã và đang có kế hoạch dừng cấp vốn ODA cho Việt Nam.

Từ 2009, nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam đã giảm dần theo từng năm. Lĩnh vực an sinh xã hội có lẽ là khó khăn nhất khi ODA bị cắt giảm, nhất là trong bối cảnh từ năm 2011, Việt Nam chính thức là nước thuộc nhóm có thu nhập trung bình.

Việt Nam đã phát động phòng, chống HIV/AIDS liên tục suốt 25 năm qua và đã có những tiến bộ lớn trong việc mở rộng chương trình phòng chống HIV/AIDS. Điều trị bằng thuốc kháng ARV là phương pháp duy nhất giúp giảm tử vong, giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, giảm lây nhiễm HIV.


Nguồn viện trợ bị cắt giảm đồng nghĩa với việc nguồn thuốc ARV cũng bị thiếu nghiêm trọng

Nguồn viện trợ bị cắt giảm đồng nghĩa với việc nguồn thuốc ARV cũng bị thiếu nghiêm trọng

Trong thời gian qua, 70-80% kinh phí mua thuốc ARV do các tổ chức quốc tế tài trợ. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 3/2016, các tổ chức quốc tế xác định lộ trình cắt giảm tài trợ thuốc ARV cho Việt Nam và sẽ chấm dứt vào năm 2017.

Nguồn viện trợ bị cắt giảm đồng nghĩa với việc nguồn thuốc ARV cũng bị thiếu nghiêm trọng. Hiện lo lắng nhất của nhiều người là người có H có còn được cung cấp thuốc thường xuyên và miễn phí.

Tiến sĩ Hoàng Đình cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS cho biết: “Phần lớn nguồn kinh phí cho chương trình phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam là từ nguồn viện trợ quốc tế, chiếm 70-80%, đến nay chúng ta vẫn đang tiếp tục xây dựng đề án để kêu gọi sự tài trợ của họ.Tất nhiên khi Việt Nam thoát khỏi nước nghèo, thì việc tìm nguồn viện trợ sẽ khó khăn hơn; chúng ta cũng đang đàm phán để họ kéo dài thời gian cắt nguồn viện trợ để huy động nguồn lực trong nước, bù đắp khoản thiếu hụt này”.

Ngoài ra, hiện nay nhiều lĩnh vực an sinh xã hội khác như y tế và kế hoạch hóa gia đình cũng đang bị cắt giảm đáng kể.

Tiến sĩ Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình cho rằng: “Việt Nam cũng phải đầu tư thêm nguồn lực để đáp ứng nhu cầu về cung ứng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và phương tiện tránh thai. Hiện nay nguồn lực của Nhà nước chỉ có một phần để quan tâm đến các đối tượng nghèo, đối tượng gia đình chính sách, đặc biệt là những vùng khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa”.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước