Nổi bật nhất trong suốt hơn 10 năm chuẩn bị đàm phán gia nhập WTO, đó là công tác làm luật để hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với những tiêu chuẩn của WTO và các nước thành viên của tổ chức này.
5 năm đã qua kể từ thời điểm Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, cải cách thể chế tiếp tục là 1 trong những điểm nhấn quan trọng. Việc Việt Nam có được công nhận là nền kinh tế thị trường một cách rộng rãi hay không, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cải cách thể chế, hay nói cụ thể hơn là tiến trình sửa luật của Việt Nam.
Trong bối cảnh thế giới phải trải qua 2 cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công, trong bối cảnh mà bản thân nền kinh tế vẫn còn những khuyết tật phải chỉnh sửa bằng quá trình tái cơ cấu, sẽ rất khó để có thể đánh giá được cụ thể tác động của WTO lên nền kinh tế sau 5 năm chúng ta gia nhập Tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này.
Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là từ khi mở cửa thị trường, nhiều doanh nghiệp đã biến mất do sức ép cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp vẫn đứng vững, chỉ có người tiêu dùng là được hưởng trọn vẹn thành quả của Hội nhập.
5 năm gia nhập WTO, bên cạnh những đánh giá được mất, chương trình Đối thoại chính sách với các vị khách mời là ông Trương Đình Tuyển - Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại và ông Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã tập trung phân tích những cải cách thể chế, hướng tới một nền kinh tế thị trường đầy đủ - một trong những dấu ấn quan trọng nhất trong quá trình Việt Nam hội nhập đầy đủ trong WTO.
Mời Quý vị theo dõi Video: