Vai trò của xã hội hóa trong phổ cập giáo dục mầm non tại Việt Nam

Nhóm PV Ban Truyền hình Đối ngoại-Thứ năm, ngày 22/02/2018 14:20 GMT+7

VTV.vn - Năm 2017, Việt Nam hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến lớp đạt hơn 99%. Có được kết quả này là vai trò của xã hội hóa.

Bằng nguồn lực của xã hội, mạng lưới trường lớp mầm non được củng cố, cơ sở vật chất dạy học được cải thiện, chất lượng giáo viên được nâng cao. Sự quan tâm của gia đình và cộng đồng đã thực sự trở thành mắt xích trong quá trình giáo dục và chăm sóc trẻ ngay từ những năm đầu đời.

Bà Nguyễn Thị Hiếu - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non – Bộ Giáo dục Đào tạo cho biết: "Giáo dục mầm non là bậc học thực hiện xã hội hóa giáo dục tốt, không chỉ vật chất mà cả trách nhiệm trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, không chỉ có trong nhà trường mà vai trò rất lớn trong gia đình và cộng đồng, góp tiếng nói, công sức cùng nhà trường để chuẩn bị tốt nhất cho trẻ phát triển hài hòa".

Ủng hộ vật chất, đóng góp ngày công hay sự tham gia của bố mẹ cùng con trong các tiết học… đều là những ví dụ cho thấy xã hội hóa đóng vai trò quan trọng tại bậc học mầm non. Đây cũng là yếu tố cần thiết để Việt Nam phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi một cách bền vững.

Cần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Cần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

VTV.vn - Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần đặt mục tiêu tiếp theo cao hơn nữa, vì việc đưa trẻ đến trường là chưa đủ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước