Ghi nhận tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, bệnh nhân này bị nhiễm độc chì rất nặng và không thể đi lại được. Gia đình cho biết, cô đã tự đi mua thuốc nam, thuốc cam về để điều trị đau khớp gối. Tuy nhiên, sau khi uống hơn 2 tháng, bệnh nhân nữ này không thể đi lại và người mệt mỏi, sụt cân.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc chì nặng do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc trong một thời gian dài. Nồng độ chì trong máu cao: 188,79 microgam/100 ml; hàm lượng chì trong mẫu thuốc nam là 2,95% cao gấp nhiều lần mức cho phép.
Các chuyên gia cho biết, với các trường hợp ngộ độc chì, việc thải độc gặp rất nhiều khó khăn, vì khi vào cơ thể chì theo máu đến các cơ quan: gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh, cơ. Để tự thải trừ một lượng lớn chì ra khỏi cơ thể phải mất hàng chục năm hoặc lâu hơn.
Trong thời gian qua đã có rất nhiều trẻ em bị nhiễm độc chì do sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc và vẫn đang tiếp tục phải điều trị thải độc chì.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!