Yêu cầu trên được đưa ra khi nhiều cơ sở sản xuất công bố các sản phẩm bảo vệ sức khỏe trên các phương tiện truyền thông nhưng phần lớn chỉ có văn phòng, không có nhà máy sản xuất. Hầu hết các vụ vi phạm về thực phẩm chức năng được phát hiện đều là các sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
Vụ sản phẩm điều trị ung thư được làm từ bột than tre của công ty Vinaca được phát hiện vừa qua đã cho thấy sự hỗn loạn của thị trường thực phẩm chức năng trong nước. Việc quy định các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn GMP như sản xuất thuốc chỉ có 300/4000 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn.
Đạt chuẩn GMP trong sản xuất thực phẩm chức năng sẽ đáp ứng được cả 2 mục tiêu đó là: Nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo hành lang pháp lý minh bạch, công bằng để doanh nghiệp phát triển lành mạnh, loại bỏ được các doanh nghiệp không đủ điều kiện sản xuất tham gia vào thị trường.
Việc áp dụng GMP với sản xuất thực phẩm chức năng sẽ được thực hiện từ tháng 7/2019 nhằm mục tiêu siết chặt quản lý, đồng thời thúc đẩy ngành sản xuất thực phẩm chức năng phát triển, thực hiện đúng mục đích là dự phòng bệnh và nâng cao thể trạng của người tiêu dùng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!