Trong Thông tư này, nhiều khái niệm quan trọng liên quan công tác tu bổ di tích đã được giải thích cặn kẽ như: Hạ giải di tích; Phục chế di tích; Tôn tạo di tích; Tu sửa cấp thiết di tích… Đặc biệt, Thông tư dành hẳn chương II quy định điều kiện năng lực và điều kiện hành nghề của các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động liên quan đến tu bổ di tích.
‘ Ảnh minh họa
Theo đó, bên cạnh các chứng chỉ khác như Kiến trúc sư, Kỹ sư xây dựng… những người tham gia công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải có chứng nhận hành nghề và chứng chỉ hành nghề.
Cụ thể, Giấy chứng nhận hành nghề cấp cho tổ chức có đủ điều kiện năng lực tương ứng với các hoạt động về lập quy hoạch di tích, lập dự án báo cáo kỹ thuật tu bổ di tích, thi công tu bổ di tích… Còn giấy chứng chỉ hành nghề được cấp cho cá nhân tham gia các hoạt động này.