Tổng Thư ký Quốc hội nói về nhân sự thay thế sau khi miễn nhiệm chức Bộ trưởng Y tế

PV-Thứ tư, ngày 27/11/2019 22:56 GMT+7

VTV.vn - Chiều 27/11, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chủ trì buổi họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

Tại cuộc họp báo, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cùng đại diện một số cơ quan của Quốc hội đã trả lời các câu hỏi của các phóng viên, báo chí đưa ra.

Khi được hỏi về vấn đề nhân sự thay thế sau khi miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, chức danh này Quốc hội chỉ phê chuẩn bổ nhiệm khi Chính phủ trình. Hiện Chính phủ phân công cán bộ tạm thời đảm nhiệm công việc ở Bộ Y tế và chưa trình nhân sự mới.

Tổng Thư ký Quốc hội nói về nhân sự thay thế sau khi miễn nhiệm chức Bộ trưởng Y tế - Ảnh 1.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì họp báo.

"Quốc hội chỉ phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ nên khi nào Thủ tướng chọn được Bộ trưởng và đề nghị phê chuẩn thì Quốc hội sẽ xem xét", ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức trong đó có quy định hình thức kỷ luật "xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm" với người đã nghỉ hưu nhưng có sai phạm trong quá trình công tác. Tuy nhiên, Luật chỉ quy định nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết về hệ quả pháp lý tương ứng với mức kỷ luật.

Làm rõ thêm về nội dung này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Trường Giang cho biết, thể chế hóa vấn đề xử lý cán bộ đã nghỉ hưu có sai phạm là chủ trương lớn của Đảng, là yêu cầu của thực tiễn và phúc đáp nguyện vọng của cử tri.

Hình thức xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm về mặt Đảng đã được quy định. Việc quy định trong Luật này nhằm đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định của Đảng.

"Chính phủ sẽ quy định chi tiết về xử lý cán bộ đã nghỉ hưu. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy định chi tiết phải được ban hành, có hiệu lực cùng với thời điểm luật có hiệu lực, tức từ 1/7/2020", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang nêu rõ.

Tổng Thư ký Quốc hội nói về nhân sự thay thế sau khi miễn nhiệm chức Bộ trưởng Y tế - Ảnh 2.

Toàn cảnh họp báo

Liên quan đến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam vừa được thông qua trong đó bổ sung quy định miễn thị thực có thời hạn tạm trú 30 ngày cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng cho biết, khi thẩm tra dự án Luật này, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội.

Theo đó, quy định cụ thể các điều kiện để người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế ven biển. Các điều kiện gồm: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

"Trước mắt, mới chỉ có Phú Quốc đủ 4 điều kiện này. Thời gian qua, chúng ta đã tiến hành thí điểm miễn thị thực cho người nước ngoài vào Phú Quốc. Kết quả đánh giá cho thấy, việc này đã đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng - an ninh, thu hút khách du lịch và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài", ông Nguyễn Thanh Hồng cho biết.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài du lịch, đầu tư vào Việt Nam. Việc sửa đổi nhằm luật hóa nghị quyết của Quốc hội về thị thực điện tử. Báo cáo thẩm tra cũng đánh giá kỹ tác động của vấn đề này nhằm đảm bảo quốc phòng - an ninh, khắc phục bất cập, tồn tại trong quản lý người nước ngoài tại Việt Nam, có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa hoạt động của tội phạm nước ngoài.

Quốc hội thông qua 11 luật, bộ luật; 17 Nghị quyết, cho ý kiến về 10 dự án Luật Quốc hội thông qua 11 luật, bộ luật; 17 Nghị quyết, cho ý kiến về 10 dự án Luật

VTV.vn - Kết quả có 421/428 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua (87,16%) và 7 đại biểu không tán thành với dự thảo Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước