Lượng phù sa sông Me Kong đổ ra biển ngày một ít dần khiến tình trạng sạt lở rừng phòng hộ ven biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thêm nghiêm trọng, đặc biệt tại Cà Mau. Tình trạng này diễn biến phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản, tính mạng hàng ngàn hộ dân sống trong đê ven biển. Tuy nhiên, đến nay phần lớn các công trình nhằm ứng phó sạt lở của địa phương vẫn chưa được đầu tư đúng mức.
Chứng kiến từng mét rừng phòng hộ bị nhấn chìm trong biển nước, ông Nguyễn Thanh Tuấn không giấu được nỗi lo sợ. Bởi nếu đê biển bị sạt lở, nước mặn tràn vào thì chẳng biết làm sao? Đó cũng là tâm trạng chung của hàng chục ngàn hộ dân sống ven đê biển Tây.
Trong khoảng 100 km của khu vực ven biển Đông và biển Tây, có trên 80% đã và đang bị sạt lở. Lý do tại những khu vực này tỉnh chưa có vốn đầu tư các công trình kè chắn sóng bảo vệ. Hiện tổng kinh phí đầu tư các công trình phòng chóng sát lở của Cà Mau là hơn 1.000 tỷ đồng. Trong khi vốn Trung ương rót về tỉnh chỉ 20-30%.
Đáng lo ngại nhất là hiện Cà Mau còn hơn 5.000 hộ dân đang sống trong vùng được cảnh báo có nguy cơ bị sạt lở cao, cần được di dời. Tuy nhiên đến nay, chỉ có 4/34 khu tái định cư của tỉnh mới hoàn thành, phần còn lại vẫn phải chờ vì thiếu vốn. Tình trạng thiếu vốn cho duy tu đê biển và ổn định đời sống dân cư của Cà Mau đang là một bài toán khó và khi chưa được giải quyết, tình trạng sạt lở vẫn còn tiếp tục diễn ra.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!