Dư luận trong những ngày qua không ngừng nói về câu chuyện cô giáo suốt 3 tháng lên lớp mà không giảng bài. Tuy nhiên, tâm điểm được chú ý trong câu chuyện này là việc học sinh Phạm Song Toàn đã dũng cảm phản ánh sự thật trong một buổi đối thoại với lãnh đạo ngành giáo dục TP.HCM.
Tuy nhiên, đây là dấu mốc mở đầu của một chuỗi những áp lực đè nặng lên em. Áp lực đến từ mạng xã hội, từ bạn bè cùng lớp, những người lớn cho rằng Toàn đã nói thẳng, nói thật không đúng nơi, đúng chỗ. Bên cạnh việc bị cô lập, gièm pha, hơn cả áp lực, đó là nỗi đau, có lẽ vì thế Phạm Song Toàn đã phải tự xin chuyển trường.
Trở lại thời điểm 10 năm trước, nhiều người hẳn vẫn còn nhớ câu chuyện về thầy Đỗ Việt Khoa, người đã trở thành hiện tượng trong ngành giáo dục khi dám một mình đứng lên tố cáo những tiêu cực trong thi cử tại trường THPT Phú Xuyên A. Kết quả sau đó là thầy đã liên tục bị lãnh đạo trù dập, không được nâng lương trong một thời gian dài, thậm chí còn bị xã hội đen đánh dằn mặt. Hiện thầy Khoa đang kiếm sống bằng nghề chụp ảnh dạo và sửa chữa máy vi tính.
Có thể coi đây là hiệu ứng lan tỏa sau "cú lội ngược dòng" của những người như em Phạm Song Toàn hay thầy giáo Khoa. Hy vọng hiệu ứng này được nuôi dưỡng lâu dài, tạo môi trường tốt hơn cho ngành giáo dục nước ta bởi đây là mảnh đất ươm mầm đầu tiên cho đạo đức và bản lĩnh sống của mỗi người.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!