Tham gia BHYT để tránh đói nghèo trong y tế

Thùy An-Thứ tư, ngày 26/04/2017 14:34 GMT+7

VTV.vn - Theo ông Phạm Lương Sơn Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tham gia bảo hiểm y tế là một cách để người dân tránh được tình trạng đói nghèo trong y tế.

"Thông tư áp dụng giá viện phí mới đối với nhóm đối tượng không có thẻ BHYT và một số dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT mới được Bộ Y tế ban hành nhằm mục tiêu đảm bảo sự công bằng trong thị trường dịch vụ y tế. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ thông tư này".

"Tuy nhiên chúng tôi không dựa vào thông tư này để tăng đối tượng tham gia BHYT. Thông tư của của Bộ Y tế cũng không phải là phương tiện để ép người dân tham gia BHYT. Bởi trước khi có thông tư này, số lượng người tham gia BHYT đã tăng đều trong những năm gần đây. Đáng chú ý thông thường trong quý I hàng năm số lượng người tham gia BHYT thường giảm, song trong quý I/2017 lại tăng gần 8%", ông Phạm Lương Sơn- Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết.

Tham gia BHYT để tránh đói nghèo trong y tế - Ảnh 1.

ông Phạm Lương Sơn- Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (đứng phát biểu)

Ông Sơn cũng cho biết người dân có BHYT rất nên tham gia BHYT bởi đây là phương tiện để tránh đói nghèo trong y tế.

Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, từ ngày 1/6/2017 các cơ sở y tế công lập sẽ chính thức áp dụng giá viện phí mới cho hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với nhóm đối tượng không có thẻ BHYT, và một số dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT. Với việc kết cấu thêm chi phí tiền lương, phụ cấp đặc thù của nhân viên y tế vào giá dịch vụ y tế, đồng thời điều chỉnh chi phí 3 yếu tố trực tiếp, nhiều dịch vụ y tế có mức tăng 2-3 lần giá cũ và sẽ do người bệnh trả 100%"

Về vấn đề đang được xã hội rất quan tâm là BHYT hộ gia đình, ông Sơn cho biết Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã gỡ nhiều nút thắt để tạo điều kiện cho nhiều đối tượng tham gia. Theo đó hiện tại khi mua BHYT hộ gia đình không cần tất cả thành viên tham gia cùng 1 thời điểm, không cần phải 100% thành viên tham gia mà vẫn được hưởng giảm trừ mức đóng theo quy định để khuyến khích người dân tham gia.

Ngoài các ưu đãi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam còn mở rộng mở rộng các đại lý theo phương châm: Đi từng ngõ, vào từng nhà, rà soát tất cả các nhóm đối tượng để vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết 31/3/2017, ước tính số người tham gia BHXH bắt buộc là 13,1 triệu người; BHTN là 11,2 triệu người; BHYT là 76,2 triệu người (đã bao gồm lực lượng vũ trang), tăng gần 12,5% so với cùng kỳ năm ngoài và đạt tỷ lệ bao phủ BHYT toàn quốc là 82% dân số.

Tham gia BHYT để tránh đói nghèo trong y tế - Ảnh 3.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt mục tiêu đến hết năm 2017, số người tham gia BHYT đạt 83,2% so với dân cố cả nước

Đến hết năm 2017, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phấn đầu số người tham gia BHXH đạt 26,8% so với lực lượng lao động; số người tham gia BHTN đạt tỷ lệ 22,4% so với lực lượng lao động; số người tham gia BHYT đạt 83,2% so với dân số cả nước.

Bên cạnh những kết quả đáng tích cực trên, ngành bảo hiểm Việt Nam vẫn còn một số những tồn tại lớn cần giải quyết. Trong đó đáng chú là sự khó khăn trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT, BHXH với số lao động ở khu vực nông thôn (khu vực này đang chiếm đến 70% lực lượng lao động). 

Cùng với đó, tỷ lệ bao phủ BHYT giữa các vùng, miền còn có sự chênh lệch lớn. Ngoài ra, việc nợ đọng BHXH, BHYT vẫn còn là một vấn đề nhức nhối. Tính đến hết ngày 31/3, tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN các tỉnh, thành phố là 15.167 tỷ đồng, chỉ giảm có 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước