Tuy nhiên, hầu hết biện pháp này còn nặng về giải pháp công trình, đòi hỏi nguồn kinh phí xây dựng rất lớn. Do vậy, việc bảo vệ, khôi phục, trồng mới rừng phòng hộ vừa ít tốn kém, lại bền vững, được xem là giải pháp tối ưu hiện nay. Sau nhiều năm ứng phó sạt lở bờ biển, tỉnh Tiền Giang xác định, việc đầu tư kè lát mái, thí điểm hệ thống kè mềm chỉ là giải pháp tình thế. Nguyên nhân là do nguồn lực không cho phép địa phương thực hiện theo kiểu sạt tới đâu chống tới đó.
Hơn 10 năm qua, ĐBSCL đã mất gần 25.000ha rừng phòng hộ. Trong khi đó, tỷ lệ trồng mới khá thấp, chỉ được gần 4.400ha. Dự kiến, địa phương sẽ tiếp tục trồng thêm hơn 3.000ha. Ở những khu vực rừng phòng hộ được khôi phục, việc che chắn gió bão, cố định phù sa, giữ bãi bồi đạt kết quả khá tốt. Khi ứng phó với thời tiết cực đoan, công tác phục hồi, phát triển đai chắn sóng tự nhiên là giải pháp thông minh và hiệu quả nhất.
Trước diễn biến khó lường của sạt lở bờ biển, các địa phương ĐBSCL đều đang nỗ lực để ứng phó. Tuy nhiên, đây không phải là câu chuyện của một tỉnh thành riêng lẻ mà cần sự phối hợp bài bản cũng như tìm kiếm giải pháp chung để ứng phó sạt lở cho toàn vùng, đảm bảo hiệu quả bền vững và lâu dài.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!