Quốc hội sẽ giám sát việc phòng, chống xâm hại trẻ em

Thùy An-Thứ hai, ngày 10/06/2019 11:03 GMT+7

VTV.vn - Sáng 10/6, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.

Theo đó, có hơn 92% đại biểu Quốc hội đẫ đồng ý thông qua nghị quyết về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020. Tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020), Quốc hội sẽ giám sát tối cao chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em".

Quốc hội sẽ giám sát việc phòng, chống xâm hại trẻ em - Ảnh 1.

Kết quả biểu quyết chương trình giám sát tối cao của Quốc hội năm 2020

Trước đó, vào ngày 3/6, trong phần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về lựa chọn chuyên đề giám sát của Quốc hội năm 2020, chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em" đã được đã thông qua với tỷ lệ lên tới 79,13%.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, có đại biểu đề nghị mở rộng phạm vi giám sát đối với chuyên đề về trẻ em và chọn tên chuyên đề là "việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em". 

Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, tình trạng xâm hại trẻ em thời gian vừa qua đang là vấn đề nóng của xã hội, được cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm. Việc lựa chọn nội dung theo đề xuất của Thường vụ Quốc hội nhằm bảo đảm tính chuyên sâu, hiệu quả của chuyên đề và phù hợp với thời gian, nguồn lực của Quốc hội.

Theo số liệu báo cáo thống kê của Thư viện Quốc hội cung cấp về tình hình trẻ em bị xâm hại trong 2 năm 2017 - 2018 và quý I/2019, cho thấy toàn quốc đã xảy ra 3.499 vụ với 3.546 trường hợp trẻ em bị xâm hại được phát hiện, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục trên 60%.

Quốc hội sẽ giám sát việc phòng, chống xâm hại trẻ em - Ảnh 3.

Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc

Đi sâu vào nội dung giám sát, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, có một số ý kiến đề nghị nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong hoạt động giám sát như cải tiến phương thức hoạt động giám sát, hoạt động chất vấn, hoạt động "hậu giám sát", bổ sung công cụ giám sát, tổ chức triển khai hoạt động của các đoàn giám sát, điều hòa hoạt động giám sát, giải quyết kiến nghị giám sát, công tác thông tin báo chí, việc tổ chức các đoàn giám sát…; đề nghị có sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội với hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Trung ương…

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, trong quá trình triển khai chương trình giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan hữu quan bám sát các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 kèm theo Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước