Theo đó, sau bốn lần điền dã tại cơ sở, đến tháng 11/2013 đoàn hợp tác khoa học giữa Viện Khảo cổ học Việt Nam và Viện Khảo cổ học - dân tộc học Novosibirsk, thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga, đã khai quật hố 14m2 tại hang Con Moong. Kết quả khai quật cho thấy địa tầng hang Con Moong dày 9,5m, gồm 10 lớp cấu trúc khác nhau, tìm thấy công cụ lao động, xương cốt động vật, vỏ nhuyễn thể...
‘ Các di vật, hiện vật vừa được phát hiện tại di chỉ khảo cổ học hang Con Moong, Thanh Hóa. (Ảnh: Hà Đồng)
Tại hang Con Moong, các nhà khảo cổ còn có các mộ táng theo hình thức “nằm co bó gối” - một trong những kiểu an táng sớm nhất của con người. Việc khai quật khảo cổ học tại hang Diêm cho thấy đây là di tích cư trú lâu dài của con người, là điểm chế tác công cụ đá của cư dân cổ, nơi để mộ táng của nhiều lớp cư dân.