Tây Nguyên và ĐBSCL là hai vùng mà những tác động của biến đổi khí hậu trở nên rõ nhất, khốc liệt nhất. Lúc này, dù tình trạng hạn mặn đã giảm, tuy nhiên, về mặt tâm lý, nhiều người dân vẫn không khỏi lo ngại.
Những năm về trước, cánh đồng xã Ia Rmok chỉ gieo cấy được một vụ lúa do thiếu nước tưới bởi khô hạn quanh năm. Thế nhưng, trong khi nhiều nơi phải bỏ hoang đất đai, người nông dân nơi đây vẫn canh tác đủ 3 vụ lúa trong năm nhờ sáng kiến khá độc đáo là khoan giếng tại ruộng để lấy nước phục vụ sản xuất.
Giếng nước tự khoan tại ruộng của người dân xã Krông Pa, Gia Lai là một sáng kiến hữu ích để ứng phó với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL.
Hiện tại, người nông dân ở "chảo lửa" Krông Pa đã đào được gần 500 giếng nước trên các cánh đồng dọc theo sông Ba, phục vụ tưới tiêu cho hơn 150 ha lúa.
Ngoài việc giải quyết vấn đề đầu tư đường điện hạ thế trên cánh đồng giúp người dân giảm chi phí khoan giếng và đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai cũng cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các công trình thủy lợi vừa và nhỏ để đảm bảo điều tiết nước tưới trên diện rộng khi mùa khô hạn đến.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!