600 cầu yếu, hơn 1.000 đường ngang dân sinh bất hợp lý, hàng chục ga không đủ năng lực nhưng vẫn phải vận hành, đường sắt Bắc - Nam được xây dựng gần 100 năm trước nhưng đến nay hạ tầng đang trong tình trạng chạm đáy. Giải pháp gì để ngành đường sắt cởi những nút thắt tạo có cơ hội bứt phá.
Cải tạo hạ tầng đường sắt có mục đích giúp cho tốc độ tàu chạy trung bình trên cả nước đều ở mức 90 km/h. Cùng với đó, tải trọng vận chuyển toàn tuyến nâng lên từ 3,6 lên 4,2 tấn/m2.
Theo quy định, hạ tầng tuyến đường sắt Bắc - Nam không được xã hội hóa mà phải đầu tư bằng vốn ngân sách. Vì thế, ngành đường sắt đã tính toán một khoản ngân sách trên nhu cầu thực tế để xử lý ở mức tối thiểu tránh tình trạng lãng phí vì đầu tư xong lại không phù hợp.
Hiện nay, vốn dành cho phát triển đường sắt chỉ chiếm khoảng 3% của toàn ngành giao thông. Theo lãnh đạo Bộ GTVT, Bộ sẽ tiếp tục cân đối ngân sách cho ngành này phát triển đúng với tiềm năng và vị thế của nó.
Bên cạnh nâng cấp một phần hạ tầng thiết yếu, ngành đường sắt đang nâng cao chất lượng phục vụ bằng việc đưa tàu 5 sao vào phục vụ giúp hành khách có thiện cảm hơn với đường sắt.
Hai giải pháp song song này hiện đang mang lại hi vọng đường sắt có sức bật mới.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!