Nhiều thiệt hại về đê điều, hồ chứa do ảnh hưởng của mưa lũ

VTV9-Thứ sáu, ngày 13/10/2017 08:35 GMT+7

Nước lũ dâng cao tại ngòi Thia, xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. (Ảnh: TTXVN)

VTV.vn - Mưa lũ đã gây sạt lở, hư hỏng nhiều tuyến đê trọng yếu, hồ chứa cũng như khiến nước dâng cao, có nơi vượt mức nước lịch sử gây vỡ đê vào năm 1985.

Ngày 12/10, ở nhiều tỉnh thành Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã ngớt mưa. Tuy nhiên, do hồ Hòa Bình xả lũ và lượng mưa từ 3 ngày trước quá lớn khiến nước ở các sông Thanh Hóa, Ninh Bình đã lên vượt báo động 3, mức nguy hiểm nhất. Thống kê của Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đến 17h ngày 12/10 cho biết, mưa lũ, sạt lở đất đã làm chết 46 người, mất tích 33 người và bị thương 30 người. Các tỉnh miền núi tiếp tục có thêm thiệt hại do sạt lở đất.

Tại Thanh Hóa, một số điểm tuyến như: đê Tả Chu, tuyến đê bao Tế nông, đê Tả sông Yên, tả, hữu sông Cầu bị sạt lở.

Tại Nam Định, một số tuyến đê, kè cũng bị ảnh hưởng do bão số 10 chưa được xử lý nay tiếp tục bị sạt lở mái đê.

Trên sông Hoàng Long ở Ninh Bình, mực nước đã vượt mực nước lịch sử gây vỡ đê năm 1985. Hiện trên con sông này đã xảy ra nhiều sự cố tràn và rò rỉ trên một số tuyến đê bối và địa phương đang thực hiện các biện pháp chống tràn.

Hiện hầu hết các hồ chứa lớn ở khu vực Bắc Bộ đạt 85 - 90% dung tích thiết kế, các hồ chứa nhỏ đạt 90 - 100%. Các tỉnh Bắc Trung Bộ có 74/132 hồ chứa lớn đã đạt hoặc xấp xỉ mực nước dâng trung bình.

Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do xả lũ hồ chứa gây ra, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai chỉ đạo, các cơ quan thông tin, truyền thông phối hợp với những cơ quan chuyên môn hướng dẫn kỹ năng phòng tránh lũ cho người dân và cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do xả lũ hồ chứa gây ra.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước