"Nên đào tạo tiến sĩ theo mô hình chuẩn thế giới"

VĐHN-Thứ ba, ngày 24/05/2016 06:00 GMT+7

VTV.vn -Đó là ý kiến của TS Phạm Sỹ Thành, GĐ chương trình nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách khi nói về việc thay đổi cách đào tạo TS tại Việt Nam.

Có lẽ chưa bao giờ vấn đề chất lượng tiến sĩ được đào tạo tại Việt Nam lại được đẩy lên trở thành vấn đề nghiêm túc như hiện nay. Thủ tướng Chính phủ đã phải yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát lại toàn bộ quy trình đào tạo tiến sĩ.

Có mặt tại chương trình Vấn đề hôm nay, TS Phạm Sỹ Thành, GĐ chương trình nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách chia sẻ sự khác biệt giữa đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam và nước ngoài, cũng như hướng giải quyết để có một quy trình đào tạo đúng chuẩn quốc tế.


TS Phạm Sỹ Thành.

TS Phạm Sỹ Thành.

TS Phạm Sỹ Thành cho biết: "Tôi cho rằng về quy trình đào tạo tiến sĩ thì Việt Nam cũng làm khá chặt chẽ về hình thức. Tuy nhiên, khi tôi sang Trung Quốc học tiến sĩ thì thấy có hai điều khác ở Việt Nam đó là khâu hướng dẫn và thời gian học. Thông thường một giáo sư ở Trung Quốc muốn hướng dẫn tiến sĩ phải hội tụ đủ một số tiêu chuẩn cứng về công bố, giảng dạy và nghiên cứu. Trong khi ở Việt Nam, quy trình này không được quy định rõ ràng. Bên cạnh đó, học tiến sĩ tại Trung Quốc là học toàn bộ thời gian, không có chuyện vừa học vừa làm như ở Việt Nam".

"Cá nhân tôi cho rằng khâu xét đầu ra hay nói cách khác là đánh giá năng lực tiến sĩ và chất lượng của nghiên cứu sinh tại Việt Nam là lỏng lẻo và kém nhất" - TS Phạm Sỹ Thành chia sẻ - "Tôi kiến nghị nên đào tạo tiến sĩ theo mô hình chuẩn của thế giới là đào tạo toàn bộ thời gian. Người đi học phải xác định đây là một công việc của mình trong giai đoạn 3 năm hoặc 5 năm, chứ không phải là tranh thủ thời gian buổi tối cuối tuần để dành cho nghiên cứu, theo đuổi đề tài".

Thống kê mới đây của Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho thấy cứ 1 tháng lại "sản xuất" ra được 20 tiến sĩ, tức là cứ 1,76 ngày lại cho ra lò 1 tiến sĩ. Trong khi đó, GS Trần Văn Thọ cũng cho biết tại khoa Khoa học xã hội, trường ĐH Tổng hợp Waseda, Nhật Bản - nơi ông đang làm việc hiện có 70 GS và PGS, trong đó có 40 người có khả năng và thường xuyên đào tạo tiến sĩ nhưng 1 năm cũng chỉ đào tạo hơn 10 người. Ở nước ngoài không có tình trạng người đi làm rồi vẫn đi học tiến sĩ và chắc chỉ có ở Việt Nam mới có tiến sĩ tại chức.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước