Mangkhut là siêu bão mạnh nhất thế giới đang hoạt động

Khánh Nguyễn-Thứ sáu, ngày 14/09/2018 16:51 GMT+7

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị.

VTV.vn - Hiện nay trên thế giới ghi nhận 9 cơn bão đang hoạt động, trong đó cơn bão Mangkhut là mạnh nhất.

Tại Hội nghị trực tuyến ứng phó với siêu bão Mangkhut do Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức chiều 14/9, ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định, với cấp gió hiện tại, siêu bão Mangkhut đạt Cấp 5 - cấp lớn nhất trong thang bảng quốc tế, mạnh hơn siêu bão Harvy đã đổ bộ vào nước Mỹ năm 2017 (cấp 4).

Theo ông Cường, siêu bão Mangkhut với cường độ cấp 17 đang hoạt động ở vùng biển phía Đông Philippines và bắt đầu ảnh hưởng đến Luzon; dự báo sẽ đi vào Đông Bắc biển Đông trong sáng 15/9 với sức gió cấp 14-15, giật cấp 17; có khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam vào trưa thứ Hai tuần tới, ngày 17/9.

Mangkhut là siêu bão mạnh nhất thế giới đang hoạt động - Ảnh 1.

Hướng đi dự kiến của siêu bão Mangkhut. Ảnh: TTKTTVTW

Vùng bị ảnh hưởng trực tiếp là khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hoá, khoảng 27 tỉnh/thành phố. Cường độ của bão rất mạnh (cấp 11-12, giật cấp 14) và gây mưa lớn cho Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Đáng chú ý, bão gây sóng lớn cao 14m ở khu vực Bắc Biển Đông, cao 5m ở quần đào Hoàng Sa, giữa biển Đông; tổ hợp nước biển dâng và sóng ở khu vực ven bờ cao từ 4-5m.

Tại hội nghị, ông Trần Quang Hoài – Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho hay, khu vực bão đổ bộ là trung tâm kinh tế, xã hội của vùng với số lượng dân tập trung đông. Các hoạt động trên biển, đảo, đới bờ và đất liền với số lượng rất lớn, đặc biệt là du lịch ven biển và trên các đảo, nuôi trồng thủy sản.

Mangkhut là siêu bão mạnh nhất thế giới đang hoạt động - Ảnh 2.

Ông Trần Quang Hoài – Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai báo cáo tại Hội nghị.

Các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều hoạt động khai thác khoáng sản; dân cư, hệ thống công trình giao thông, cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất trong các đợt mưa lũ trước đang được khắc phục bước đầu.

Lúa đang ở trong giai đoạn trổ bông và chuẩn bị thu hoạch. Hệ thống đê điều, hồ chứa thuỷ lợi có nhiều trọng điểm, xung yếu; các hồ chứa thuỷ điện trên lưu vực sông Hồng và hầu hết hồ chứa khác ở Bắc Bộ đến Nghệ An đã đầy nước.

Báo cáo tại Hội nghị, ông Trần Quang Hoài nhấn mạnh, kiên quyết kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú; hướng dẫn, tổ chức sắp xếp tàu thuyền tại khu neo đậu để đảm bảo an toàn. Tùy theo tình hình cụ thể của địa phương, thực hiện cấm biển, kể cả các tàu vận tải và du lịch xong trước 10h ngày 16/9/2018.

Mangkhut là siêu bão mạnh nhất thế giới đang hoạt động - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Tổ chức sơ tán người dân trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản, vùng thấp trũng ven sông, ven biển đến nơi an toàn. Việc sơ tán dân hoàn thành trước 17h ngày 16/9/2018.

Đối với các tỉnh khu vực ven biển, xem xét cho học sinh nghỉ học vào ngày 17/9/2018.


Hội nghị trực tuyến ứng phó với siêu bão Mangkhut Hội nghị trực tuyến ứng phó với siêu bão Mangkhut Trưa 15/9, siêu bão Mangkhut sẽ vào Biển Đông Trưa 15/9, siêu bão Mangkhut sẽ vào Biển Đông Siêu bão Mangkhut gây mưa rất to cho Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ 17/9 Siêu bão Mangkhut gây mưa rất to cho Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ 17/9

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước