Theo đó Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tập hợp tư liệu lịch sử, khoa học để lập hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt cho di tích sau:
Trại giam tù binh cộng sản Phú Quốc (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).
Nhà tù Sơn La (TP Sơn La, tỉnh Sơn La).
Quần thể di tích phong trào nông dân Tây Sơn (tỉnh Bình Định).
Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh và địa đạo Vịnh Mốc (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).
Mộ Cự thạch Hàng Gòn (thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai).
Di tích Sa Huỳnh (tỉnh Quảng Ngãi).
Khu di tích Bà Triệu (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh hoá) và Hang Con Moong (huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá - đã được thoả thuận trước đây nhưng chưa triển khai hồ sơ).
Khu di tích đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) và các di tích đã được thoả thuận trước đây nhưng chưa triển khai hồ sơ gồm: Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây); Chùa Thầy và khu núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách (huyện Quốc Oai).
Khu di tích Phố Hiến (TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên).
Chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), Khu di tích lưu niệm Nhà Lý (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Tính đến thời điểm này, cả nước đã có 3.245 di tích được xếp hạng di tích quốc gia, trong số đó có 48 di tích được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng quốc gia đặc biệt.