Theo đó, trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án Nhân dân Thành phố và tại 15 tòa án nhân dân cấp quận, huyện đã được thành lập. Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao.
Các trung tâm này sẽ tiến hành hòa giải các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động. Đối thoại các khiếu kiện hành chính trước khi tòa thụ lý, giải quyết. Những lời khai của người tham gia hòa giải, đối thoại không được sử dụng làm chứng cứ trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật. Trường hợp các bên yêu cầu tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành, đối thoại thành thì quyết định này có hiệu lực thi hành như bản án, quyết định của tòa án.
Phát biểu tại hội nghị, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao khẳng định, việc ra đời các trung tâm hòa giải, đối thoại sẽ giúp giảm tải cho tòa án, tiết kiệm thời gian, chi phí của đương sự. Quan trọng hơn, hòa giải thành sẽ giúp hàn gắn được rạn nứt của các đương sự, đoàn kết trong xã hội. Mọi chi phí cho quá trình hòa giải, đối thoại do tòa án chi trả.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!