Cho công ty Duy Hiên vay trên 400 triệu đồng, ông Minh đã may mắn được DN gán nợ bằng xe máy. Thế nhưng, giá mỗi chiếc xe lại cao gấp 2 lần so với giá bán trên thị trường, đồng nghĩa với việc ông phải chấp nhật mất một nửa số tiền đã gửi.
Còn trường hợp của chị Kha, cả gia đình 8 anh chị em đã bán hết ruộng để gửi trên 2 tỷ đồng cho công ty Duy Hiên lấy lãi. Sau khi không đồng ý nhận trừ nợ là 1 lô đất có giá cao gấp 3 lần giá thị trường, đồng nghĩa chỉ nhận lại được số tiền bằng 1/3 số tiền đã cho công ty này vay, đến giờ, chị vẫn chưa thể lấy được 1 đồng nào.
Những người gửi tiền tại công ty này còn cho biết họ đã bị người của công ty này đổi sổ, từ cuốn sổ có tên sổ tiết kiệm thành cuốn sổ quảng cáo bán vàng. Mục đích là để xóa tang vật chứng minh sai phạm của công ty trong việc huy động tiền tiết kiệm khi không được phép. Sau đó, công ty này còn trả cho mỗi người vay vài chục ngàn đồng/tháng để chứng minh mình vẫn trả nợ chứ không phải trốn nợ. Do vậy, công ty đã không bị khởi tố về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, công an tỉnh Vĩnh Phúc kết luận vụ việc không có dấu hiệu tội phạm. Vì thế, người dân mỗi ngày chỉ biết kéo nhau lên công ty gây sức ép, mong đòi được đồng nào hay đồng đấy.
Mỗi ngày trả 1 ít, chỉ vài chục ngàn đồng thôi để chứng minh thiện chí vẫn muốn trả. Có thể thấy công ty này đã nghiên cứu khá rõ những kẽ hở trong những quy đinh của pháp luật để lách trong khi vẫn còn những kẽ hở như vậy trong các quy định xử lý các đối tượng chiếm đoạt như trên, người dân cần cảnh giác, không nên tin lời gửi tiền vào tổ chức không có chức năng huy động tiền.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!