Chuyển dịch chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ theo hướng công nghệ cao

VTV9-Thứ năm, ngày 14/12/2017 22:02 GMT+7

VTV.vn - Chỉ khi chuyển đổi sang chăn nuôi công nghệ cao, còn gọi là chăn nuôi an toàn, ngành chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ mới có thể phát triển, xâm nhập thị trường thế giới.

Chăn nuôi công nghệ cao khép kín từ trang trại tới bàn ăn trong những năm gần đây đã trở thành vấn đề chiến lược của ngành chăn nuôi Việt Nam. Tại tỉnh Bình Phước, với hơn 300 trang trại, hiện số lượng lợn tại địa phương chiếm 10% tổng số đàn lợn của khu vực Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều xã tại đây chưa có vùng chăn nuôi an toàn công nghệ cao. Điều này cho thấy, việc phát triển bền vững khép kín mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ. Với quy trình chăn nuôi công nghệ cao, tổng đàn lợn trên 3,3 triệu con, tổng đàn gà hơn 38 triệu con, ngành chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ sẽ được nâng cao giá trị sản phẩm.

Theo đề án 440 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến năm 2020, chăn nuôi sẽ chiếm khoảng 42% trong toàn ngành nông nghiệp. Lần đầu tiên trong lịch sử Đông Nam Bộ, chăn nuôi có vị trí và vai trò quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ sự ra đời của các vùng chăn nuôi an toàn, tạo cơ hội để chăn nuôi Việt Nam mở ra cánh cửa hội nhập với thế giới.

Nhu cầu nhân lực ngành chăn nuôi công nghệ cao lên đến hàng triệu sau 3 năm Nhu cầu nhân lực ngành chăn nuôi công nghệ cao lên đến hàng triệu sau 3 năm

VTV.vn - Dự kiến đến năm 2020, ngành chăn nuôi - thú y ở nước ta cần một nguồn nhân lực qua đào tạo lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi hiện đại theo quy mô khép kín.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước