Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà vào chiều ngày 15/11, nhiều vấn đề liên quan đến trách nhiệm cụ thể khi để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường được các đại biểu quan tâm.
Đại biểu Phạm Đình Cúc, tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu hỏi: Hiện nay có tình trạng
phổ biến là khi xảy ra các vấn đề ô nhiễm môi trường nhưng không có cơ quan
nào đứng ra nhận trách nhiệm về mình nên việc xử lý và khắc phục ô nhiễm môi
trường rất khó khăn và không triệt để. Xin Bộ trưởng cho biết những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng này và hướng xử lý của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?
Đại biểu Phạm Đình Cúc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời: "Khi xảy ra một vấn đề môi trường, trên thực tế, theo các quy định hiện
nay, phân định quản lý Nhà nước theo các cấp Trung ương là Bộ Tài nguyên
và Môi trường rồi các bộ, ngành chịu trách nhiệm quản lý, các lĩnh vực, các
ngành theo chức năng đã được phân định của mình. Địa phương quản lý toàn diện
vấn đề môi trường và cũng theo phân cấp các dự án ở địa phương. Bởi vậy, khi
các sự cố hoặc vấn đề ô nhiễm xảy ra, rõ ràng chúng ta đều gắn được với
trách nhiệm rất cụ thể chứ không phải không có trách nhiệm".
"Ở đây, việc này nói lên
một điều, việc phối hợp hay việc quy định trong vấn đề giữa Trung ương, địa
phương chưa thực sự rõ ràng. Trong trường hợp này phải được giải quyết bằng các
quy định cụ thể trong việc phân định các chức năng, nhiệm vụ các cơ quan quản
lý ở Trung ương và các cơ quan quản lý ở địa phương, đồng thời phải xác định
được trách nhiệm cụ thể của mỗi cấp. Hiện nay có tình trạng phê duyệt, đánh giá
tác động môi trường ở cơ quan Trung ương nhưng việc cấp phép đầu tư ở các địa
phương, việc phân định này được quy định ở các luật khác nhau. Bởi vậy chúng
ta cần phải xem xét trong từng luật đó, thống nhất trong việc xác định trách
nhiệm, thẩm quyền và người chịu trách nhiệm đó phải chịu trách nhiệm thông suốt
từ phê duyệt đánh giá tác động môi trường, giám sát cho đến khi doanh nghiệp đó
hoạt động".
Ông Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh trên
thực tế các cơ quan Trung ương không thể đảm đương được việc xử lý các vấn đề
môi trường ở tất cả các địa phương. Bởi vậy, sắp tới cần phải tính toán để phân
cấp rõ hơn cho địa phương, đồng thời gắn trách nhiệm đó với việc tạo các điều
kiện về tổ chức bộ máy, thiết bị và nguồn lực để thực hiện. Việc kiểm soát vấn
đề môi trường tốt nhất chính là các cơ quan quản lý môi trường ở địa phương. Bên cạnh đó đại biểu đã nói vấn đề đánh giá tác động môi
trường hiện nay, trong quản lý hiện nay, vấn đề công cụ quản lý chưa thực sự
sắc bén và có nhiều công cụ quản lý, do sự điều chỉnh của nhiều bộ luật đến khi
áp dụng các công cụ đó, không còn thực chất.
Đại biểu Ngô Trung Thành, Đắk Lắk hỏi: Thời gian qua đã xảy ra tình trạng nhiều bãi thải thuộc các dự án khai thác khoáng sản như than ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, titan ở ven biển… đã bị sạt lở, gây sự cố nghiêm trọng về môi trường, chôn lấp công trình, nhà ở của người dân, thậm chí có những trường hợp xảy ra chết người.
Xin Bộ trưởng cho biết nguyên nhân chính xảy ra các tình trạng này, có hay không có sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở này và thực tế có xử lý hay không xử lý. Trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào khi để xảy ra tình trạng nêu trên và giải pháp nào để kiểm soát, ngăn chặn được nguy cơ tái xảy ra trường hợp tương tự trong thời gian tới?
Đại biểu Ngô Trung Thành, tỉnh Đắk Lắk.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời: Trong thời gian vừa qua có nhiều bãi
thải, nó thành một mối nguy cơ rất lớn đối với người dân, đồng thời vấn đề khai
thác khoáng sản có thể nói việc xử lý một cách triệt để nước thải, khí thải,
bụi, đặc biệt là chất thải rắn. Đây là một vấn đề tồn tại rất lớn, trách nhiệm
này thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trong khi phê duyệt các giấy phép bởi vì
liên quan đến vấn đề công nghệ, liên quan đến đánh giá tác động môi trường,
liên quan đến vấn đề quy hoạch bố trí các vấn đề liên quan đến xử lý chất thải.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết: Khoáng sản còn một loại nữa là vật liệu xây dựng, các khoáng sản nhỏ lẻ đã quy
định trách nhiệm của địa phương. Nếu nói về mặt thiết kế mỏ, nó sẽ liên quan
đến trách nhiệm phê duyệt và thẩm định của Bộ Công Thương trong vấn đề phê
duyệt công nghệ, phê duyệt thiết kế. Vấn đề đánh giá tác động môi trường, vấn
đề dự báo môi trường thuộc trách nhiệm Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa
phương khi phê duyệt và quản lý các khoáng sản, vật liệu xây dựng cũng như các
khoáng sản nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm địa phương. Nói như vậy tôi thấy nó tồn tại
mấy vấn đề:
Vấn đề thứ nhất, trên
thực tế trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của pháp
luật về triển khai các phương án xử lý môi trường, đặc biệt trong vấn đề vận
hành các bãi thải cũng như vấn đề phục hồi môi trường trong khai thác. Trong
thời gian vừa qua, trong 137 doanh nghiệp chúng tôi kiểm tra vừa rồi có lượng
nước thải trên 200 m3. Việc không chấp hành đầy đủ các quy định về đánh giá tác
động môi trường chiếm trên 50%. Điều này nói lên kỷ cương, kỷ luật và tính
nghiêm minh để thực hiện pháp luật ở đây chưa đầy đủ.
Vấn đề thứ hai, trong vấn
đề thiết kế có nhiều bãi thải, hiện nay cần phải rà soát và xem xét, đánh giá
lại bởi vì trong điều kiện bình thường, thiết kế các bãi thải đó với độ cao
và tính ổn định có thể chấp nhận nhưng vấn đề thiên tai, thời tiết và các vấn
đề như hiện nay thì với tác động của môi trường, tác động của thiên tai và thời
tiết rõ ràng chưa tính đến tính ổn định của các bãi thải. Đây là vấn đề đặt
ra và trong thời gian sắp tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với
Bộ Công Thương và các địa phương để tiến hành tiếp tục rà soát và đánh giá lại
các bãi thải. Đặc biệt, trong thời gian sắp tới, việc khai thác khoáng sản
cũng lưu ý đến vấn đề thuận tiện môi trường, xem xét dần dần chuyển loại khoáng
sản mà có thể khai thác được hầm lò thay cho các khoáng sản về khai thác lộ
thiên đặc biệt trong vấn đề khai thác các mỏ than hiện nay.
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương, Ninh
Thuận hỏi: Thời gian qua đã
xảy ra quá nhiều trường hợp ô nhiễm môi trường như ô nhiễm xả thải, chất thải,
nước thải, khí thải, khói bụi của các nhà máy và đặc biệt là ô nhiễm môi trường
biển ở các tỉnh miền Trung, gây quá nhiều bức xúc. Bộ đã quản lý tổ chức, hoạt
động đánh giá tác động môi trường kiểu gì, thực hiện như thế nào mà chỉ sau một
thời gian hoạt động không lâu, các nhà máy đã gây ô nhiễm môi trường, gây
bức xúc đến như vậy. Có hạn chế bất cập và tiêu cực gì hay không? Công tác hội
thẩm, kiểm tra về vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động được tổ
chức, thực hiện như thế nào? Tình hình và kết quả thanh tra, kiểm tra, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa
dạng sinh học được thực hiện như thế nào, các vấn đề được phát hiện và được xử
lý ra sao. Có hay không vấn đề buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng chậm phát
hiện, chậm xử lý và thời gian tới Bộ trưởng thực hiện trách nhiệm và giải pháp
chấn chỉnh các sai phạm vi phạm trong công tác thanh tra, kiểm tra, hội thẩm
như thế nào?
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương, tỉnh Ninh Thuận.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời: "Tôi muốn tiếp tục ngay sau câu hỏi này vì đã chỉ
ra chính là công cụ đánh giá tác động môi trường, cũng là hiệu lực, hiệu quả
của công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước. Về ĐTM tôi
báo cáo đã rõ, chúng ta thực hiện ĐTM nhưng chưa dựa trên cơ sở khoa học và dựa
trên báo cáo dự án đầy đủ về thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và công nghệ.
Chưa đưa được nội dung gắn trách nhiệm trong quá trình giám sát, kiểm tra và
thanh tra".
"Về thanh tra, như tôi đã
nói, theo Luật Thanh tra công tác thanh tra theo quy hoạch, mỗi năm có thể vào
thanh tra doanh nghiệp một lần, điều này rất cần thiết, không gây khó khăn cho
doanh nghiệp. Công tác kiểm tra, thanh tra được thực hiện bởi các cấp ở Trung
ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở cấp cao hơn là Thanh tra Chính phủ, các
bộ ngành cũng có thanh tra chuyên ngành và địa phương, đặc biệt chúng ta có cả
một lực lượng cảnh sát môi trường".
Hiện nay việc phân định
rõ trách nhiệm và có kế hoạch tổng thể để thực hiện công tác thanh tra này có
sự phân công để huy động các lực lượng, đây là việc rất cần thiết. Hai là tính
pháp lý, tính tuân thủ của thanh tra. Trong quá trình thanh tra, rõ ràng riêng
môi trường thì công tác thanh tra không phải là công tác thanh tra hành chính,
nó liên quan đến các vấn đề về công nghệ và kỹ thuật để có thể giám sát và đánh
giá được như liên hiệp gang thép Formosa, chúng tôi đã phải huy động 100 người
vì liên quan đến các dây truyền và các loại hìnhh công nghệ rất khác nhau,
chúng ta rất khó có thể đánh giá. Bởi vậy công tác thanh tra môi trường đòi hỏi
lực lượng khoa học và kỹ thuật, đòi hỏi thiết bị, công nghệ, công tác này tiến
hành có những đặc thù.
"Chúng tôi thừa nhận công
tác thanh tra đã làm rất nhiều, nếu chúng ta không phân định rõ các lực lượng
và có kế hoạch phối hợp tốt thì công tác này chưa đáp ứng yêu cầu, chúng ta cần
tăng cường chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra với sự tham gia của các lực
lượng khoa học, công nghệ, áp dụng các thiết bị kỹ thuật, chúng ta mới có thể
đánh giá chính xác. Đây là những điều đại biểu nêu ra để góp ý cho cá nhân tôi
với vai trò, trách nhiệm Bộ trưởng sắp tới tôi sẽ đề cập để làm sao phân định
rõ trách nhiệm, sau khi phân công phân định rõ trách nhiệm thì xác định điều
kiện và năng lực để tổ chức thực hiện, đảm đương được công việc để thanh tra
tốt. Với vị trí là cơ quan giúp cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quản lý vấn
đề tài nguyên, môi trường, chúng tôi sẽ sớm phối hợp để xây dựng một kế hoạch
thanh tra có tính tổng thể" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời.
Đại biểu Hoàng Thanh Tùng, Sóc
Trăng hỏi: Trong phiên thảo luận
kinh tế - xã hội đầu kỳ họp này, nhiều đại biểu đã phản ánh tình hình vi phạm
khai thác cát, sỏi trái phép ở lòng sông diễn ra phổ biến, ngang nhiên, thách
thức chính quyền và dư luận ở nhiều địa phương, gây ra những hệ lụy nghiêm
trọng về môi trường, đời sống nhân dân và an ninh, trật tự. Đề nghị Bộ
trưởng cho biết nguyên nhân của tình trạng này, trách nhiệm của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, chính quyền địa phương như thế nào và giải pháp khả thi nhằm
chấm dứt vi phạm thời gian tới?
Đại biểu Hoàng Thanh Tùng, tỉnh Sóc Trăng
Đại biểu Hoàng Thanh Tùng, tỉnh Sóc Trăng.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời: Vấn đề khai thác cát sỏi
trái phép nhiều năm nay có thể nói là vấn đề rất nhức nhối. Nó làm sạt
lở bờ sông và làm ô nhiễm môi trường và tạo ra vấn đề bất ổn về an ninh chính
trị. Vấn đề này Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã có nhiều lần nêu ý kiến và
đặc biệt Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì một hội nghị trực tuyến mà trong vấn đề
liên quan đến cát sỏi bờ sông thì theo trách nhiệm, phân định về quy hoạch và
quản lý đấy là vật liệu xây dựng nên do địa phương hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, trong quá trình vấn đề rất phức tạp, các hoạt động khai thác trái
phép diễn ra một thời gian dài và công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nó chưa
nghiêm minh và đặc biệt là trách nhiệm của những người đứng đầu.
Sau khi có cuộc họp trực
tuyến của Thủ tướng Chính phủ và ban hành Chỉ thị 03 thì đến nay tình trạng đã
được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có tình trạng ở giao giữa hai
địa phương thì thông thường có hoạt động khai thác trái phép ở đây. Đây là sự
lợi dụng vào việc cơ chế, phối hợp để kiểm tra, thanh tra và xử lý của các địa
phương với nhau. Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu các địa phương có ranh
giới tại vùng các hoạt động khai thác cát sỏi trái phép thì có trách nhiệm phối
hợp và đặc biệt chỉ đạo các lực lượng từ cấp quận, xã, phường và lực lượng công
an là chịu trách nhiệm trong vấn đề xử lý này.
Đến nay, tôi cho rằng
tình trạng khai thác cát sỏi trái phép đã được giảm đi tương đối nhiều. Tuy
nhiên, vấn đề sắp tới cần phải có quy hoạch và việc quản lý về cấp phép, quản
lý các tổ chức và đơn vị khai thác phải chặt chẽ hơn. Đồng thời phải có quy
định trách nhiệm thông tư trong vấn đề chịu trách nhiệm của các chính quyền
liên quan đến hai tỉnh hoặc hai huyện. Xin báo cáo với Quốc hội như vậy.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!