Tại Nghệ An: Hiện trên toàn tỉnh có 16 triệu con gia cầm, tuy nhiên, chỉ có khoảng 1/3 số đó được nuôi tập trung trong các trang trại, số còn lại đều được nuôi nhỏ lẻ trong các nông hộ.
Trong khi đó, công tác phòng chống dịch bệnh hầu như ít được các hộ dân quan tâm, nên việc tiêm phòng tại các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gần như không được thực hiện. Do đó, công tác phòng chống mà ngành Thú y tỉnh Nghệ An hiện đang ưu tiên hàng đầu là tiêm phòng và nâng cao nhận thức của người dân.
Tại Quảng Trị: Nhiệm vụ trọng tâm đang được ngành Thú ý tỉnh đặt ra là kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động mua bán vận chuyển, giết mổ gia cầm, kịp thời phát hiện gia cầm bị bệnh. Cùng với đó, cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất cung ứng giống, tiêu độc khử trùng cho các lò ấp và tổ chưc tiêm phòng.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của tỉnh Quảng Trị là tình trạng nhập lậu giống diễn biến phức tạp khó kiểm soát và thiếu hụt vaccine tiêm phòng.
Tại Đăk Lăk: Đây là địa phương đang có nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm rất cao, khi mà từ đầu năm 2014 đến nay trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện 3 ổ dịch cúm gia cầm. Tất cả các ổ dịch đều xảy ra trên đàn gia cầm không được tiêm phòng vaccine. Do đó, ngành chức năng đã bắt buộc các hộ chăn nuôi gia cầm phải mua vaccine cúm về tiêm phòng.
Bên cạnh đó, địa phương cũng tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc phòng chống dịch. Triển khai các biện pháp phản ứng nhanh, đảm bảo sẵn sàng cho công tác ngăn chặn và dập dịch khi phát hiện các chủng virus mới.