Bệnh viện nhân đạo cho trẻ em thương tật chiến tranh

Ban Truyền hình đối ngoại-Thứ ba, ngày 24/12/2019 11:07 GMT+7

VTV.vn - Tuy hoạt động chỉ vỏn vẹn 6 năm, bệnh viện đã chữa trị thành công cho hàng nghìn trẻ em Việt Nam, trong đó có cả "em bé Napalm" Kim Phúc.

50 năm trước, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn cao trào, ít ai biết rằng có một bác sĩ và một luật sư người Mỹ cùng tình nguyện lập ra bệnh viện điều trị cho trẻ em dị tật, thương tật chiến tranh tại Sài Gòn.

Sau khi đến Việt Nam, luật sư Tom Miller và bác sĩ Authur Barsky đã đến thăm các bệnh viện tại địa phương. Cảnh tượng hai ông chứng kiến đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc.

"Ngay lập tức, chúng tôi đã thấy tận mắt những di chứng nặng nề do chiến tranh tạo ra, những đứa trẻ bị thương nằm la liệt trên giường. Bác sĩ Barsky quyết định rằng việc tốt nhất mà chúng tôi có thể làm là xây dựng một cơ sở y tế tại Việt Nam để đào tạo bác sĩ và giúp chữa trị những thương tật do chiến tranh", Luật sư Tom Miller - Đồng sáng lập Trung tâm Barsky (1969 - 1975) chia sẻ.

Xuất phát từ mong muốn cháy bỏng ấy, một bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ và chỉnh hình đã ra đời tại Sài Gòn. Bác sĩ Barsky đã kêu gọi sự giúp đỡ của các bác sĩ, nhân viên y tế từ nhiều quốc gia tình nguyện đến làm việc và đào tạo tại Trung tâm, vì vậy bệnh viện này được gọi thân thương là "Trung tâm Barsky". Từ năm 1969 đến năm 1975, trung bình mỗi năm Trung tâm Barsky chữa trị cho khoảng 1.200 trẻ em dị tật và thương tật chiến tranh, thực hiện 150 ca phẫu thuật lớn mỗi tháng.

Phan Thị Kim Phúc - "em bé Napalm" trong bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nick Út là một trong những bệnh nhân đã được chữa trị tại đây.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước