Cụ thể, tại tỉnh Bình Định có 124 nhà sập, 251 nhà tốc mái, hư hỏng; 2.137 ha lúa giống giao sạ bị ngập, 170 tấn lúa giống ngân ủ bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt khoảng 80 tỷ đồng.
Tại tỉnh Phú Yên có 11 ngôi nhà bị hư hỏng hoàn toàn, 55 nhà bị tốc mái, siêu vẹo, hư hỏng và 14 nhà tạm bị hư hại; 542 ha lúa và 274 ha hoa màu bị ngập, ngã, đổ. Phía Nam Cảng cá phường 6, TP Tuy Hòa bị bồi lấp khoảng 1.000m3 làm thu hẹp cửa biển Đà Diễn, hạn chế việc ra vào neo đậu tàu thuyền. Tổng thiệt hại của tỉnh Phú Yên ước tính khoảng 9,467 tỷ đồng.
Theo Văn phòng PCLB&TKCN tỉnh Phú Yên, hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn vùng bị ngập. Ngay sau bão, các địa phương đã triển khai các lực lượng khắc phục hậu quả do bão gây ra, đồng thời tổ chức hỗ trợ và giúp đỡ sửa chữa nhà dân bị hư hỏng.
Về tình hình hồ chứa nước, đến nay, phần lớn các hồ chứa thủy lợi từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận có dung tích ở mức thấp, chỉ đạt 20-60% dung tích thiết kế. Một số hồ có dung tích lớn hơn như: Di Lăng (Quảng Ngãi) đạt 100%, Vạn Hội (Bình Định) đạt 79%, Phú Xuân (Phú Yên) đạt 98%, Đồng Tròn (Phú Yên) đạt 85%, Hoa Sơn (Khánh Hòa) đạt 96%. Các hồ ở Tây Nguyên đạt từ 60-90%.
Mực nước hầu hết các hồ thủy điện ở khu vực các hồ ở Nam Trung Bộ thấp hơn từ 0,3-5,0m, khu vực Tây Nguyên đều ở mức xấp xỉ mực nước dâng bình thường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tạiVTV Online!