Bài học rút ra từ công tác ứng phó, khắc phục hậu quả đợt lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Khánh Nguyễn-Thứ hai, ngày 09/07/2018 18:57 GMT+7

VTV.vn - Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT Trần Quang Hoài đã đưa ra bài học từ công tác ứng phó, khắc phục hậu quả đợt lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc vừa qua.

Đợt mưa lũ, lũ quét từ ngày 23 - 26/6/2018 vừa qua tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhất là tại Lai Châu, Hà Giang đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản. Chiều 9/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã họp và đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả đợt lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Bài học rút ra từ công tác ứng phó, khắc phục hậu quả đợt lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc - Ảnh 1.

Mưa lũ gây ngập úng nghiêm trọng ở Lai Châu từ ngày 23 - 26/6/2018.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT Trần Quang Hoài, công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó, khắc phục hậu quả và kiểm tra tại các địa phương cho thấy những kết quả đạt được cũng như những vấn đề cần xem xét, điều chỉnh trong thời gian tới.

"Mưa kéo dài liên tục nhiều đợt từ đầu tháng 8 làm cho đất bão hòa nước, đặc biệt là đợt mưa tập trung đầu mùa với tổng lượng và cường suất rất lớn trong các ngày từ 24 - 26/8 (tổng lượng trong 3 ngày trên 500mm, mưa 01 ngày trên 380mm).

Ngoài ra, địa hình dốc, chia cắt mạnh, trong khi rừng đầu nguồn độ che phủ và chất lượng suy giảm, rừng sản xuất có thảm phủ mỏng, trữ nước kém nên lũ tập trung nhanh, cường suất, lưu lượng lớn", ông Hoài báo cáo. "Mưa trên diện rộng bao gồm phần lưu vực ngoài lãnh thổ Việt Nam gây lũ trên các sông, suối dẫn đến ngập lụt, chia cắt nhiều khu vực, nhất là lưu lượng lũ về hồ Lai Châu đạt mức trên lịch sử (9.363m3/s lúc 11h ngày 25/6)".

Bài học rút ra từ công tác ứng phó, khắc phục hậu quả đợt lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc - Ảnh 2.

Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT Trần Quang Hoài chia sẻ tại hội nghị.

Mặt khác, theo đại diện Tổng cục Phòng chống thiên tai nhận định, nhiều công trình giao thông đang trong quá trình thi công, mái taluy chưa hoàn chỉnh, hệ thống thu, thoát nước chưa hoàn thành, không phát huy tác dụng làm gia tăng trượt lở, dẫn đến chia cắt. Cùng với đó, tập quán sinh sống của người dân bám theo sông suối, nhận thức còn chủ quan, nhiều người không rời khỏi chòi canh, nương rẫy khi có biểu hiện mất an toàn, thậm chí nhiều người vớt củi, bắt cá khi có lũ mặc dù đã được cảnh báo dẫn đến thiệt mạng đáng tiếc.

"Lực lượng ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục tại chỗ mỏng, phương tiện thô sơ, nghèo nàn nên hiệu quả hạn chế. Giao thông chia cắt, dẫn đến lực lượng chuyên nghiệp khó cơ động, tiếp cận hiện trường, không mang được các trang thiết bị, dụng cụ cứu nạn cần thiết, nên công tác cứu hộ, cứu nạn gặp khó khăn.

Ngoài ra, thông tin liên lạc khó khăn do mất điện lưới; thiếu trang thiết bị thông tin liên lạc, cảnh báo mưa lớn, thiên tai tại cộng đồng", ông Hoài cho biết về những khó khăn trong quá trình ứng phó, khắc phục hậu quả đợt lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Bài học rút ra từ công tác ứng phó, khắc phục hậu quả đợt lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc - Ảnh 3.

Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã diễn ra tại trụ sở Bộ NN&PTNT chiều 9/7.

Tuy nhiên, vị Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cũng cho biết những nỗ lực đã giúp giảm thiểu hậu quả như sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp chính quyền; đã huy động mọi lực lượng để ứng phó, khắc phục; duy trì, đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường trong kỳ thi trung học phổ thông; sơ tán dân ra khỏi vùng bị cô lập, chia cắt hoặc có nguy cơ cao như ở Tân Uyên, Sìn Hồ…; tổ chức khắc phục nhanh giao thông; trong thời gian chưa đến 1 ngày đã khôi phục một số tuyến giao thông huyết mạch để phục vụ công tác vận chuyển, tập kết lực lượng ứng cứu tiếp cận hiện trường; tổ chức cứu trợ, thăm hỏi, đảm bảo đời sống, sinh hoạt của người dân…

Tại hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài cũng đưa ra những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác ứng phó, khắc phục hậu quả đợt lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc vừa qua. Theo đó, chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là trực tiếp các đồng chí Lãnh đạo Chính phủ, Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh và các Bộ, ngành là hết sức cần thiết, quan trọng, hiệu quả.

"Cần tăng cường nhận thức của chính quyền các cấp và người dân trong việc chủ động phòng chống thiên tai; nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành; nâng cao năng lực dự báo; chủ động đánh giá trước rủi ro thiên tai nhất là đánh giá nơi ở an toàn; xây dựng kế hoạch, phương án PCTT, tổ chức diễn tập, huấn luyện thuần thục để sẵn sàng triển khai; xây dựng lực lượng xung kích PCTT ở cơ sở; đầu tư tăng cường cơ sở hạ tầng; làm tốt nội dung lồng ghép PCTT vào kế hoạch, quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng". Ông Hoài nhấn mạnh: "Cần chia sẻ thông tin cảnh báo xuyên biên giới và tăng cường trang thiết bị cảnh báo mưa, thông tin liên lạc cho trưởng thôn, trưởng bản, người dân".

Mưa lũ bất thường tại Nhật Bản: Số người chết tăng nhanh chóng Mưa lũ bất thường tại Nhật Bản: Số người chết tăng nhanh chóng Lai Châu có nguy cơ hứng chịu một đợt mưa lũ mới Lai Châu có nguy cơ hứng chịu một đợt mưa lũ mới Cảnh báo mưa lũ, sạt lở ở Bắc Bộ Cảnh báo mưa lũ, sạt lở ở Bắc Bộ

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước