Ít có thời điểm nào ngành nông nghiệp, vốn được coi là trục đỡ của nền kinh tế lại lâm vào cảnh khó khăn như hiện nay. Thị trường bất lợi, sản xuất sụt giảm, năng suất tới hạn, mối liên hệ lỏng lẻo giữa 4 nhà đã khiến giá trị sản xuất nông nghiệp sụt giảm và đời sống của người nông dân trở lên bấp bênh.
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được triển khai và trở thành niềm hy vọng về một nền tư duy khác trong cách thức làm nông nghiệp.
‘ Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn (trái) và ông Đặng Kim Sơn (phải)
Thời gian qua, có nhiều ý kiến thảo luận đề xuất gây tranh cãi như ý kiến của ông Nguyễn Công Tạn, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ về việc giảm 2 triệu ha đất lúa. Nếu chuyển theo hướng này đó sẽ là một thay đổi rất lớn bởi 2 triệu ha đất lúa cũng là 1/2 diện tích trồng lúa hiện nay. Tuy nhiên, đề xuất này không chỉ dừng lại con số cơ học là giảm 2 triệu ha đất lúa mà còn thay đổi căn bản nhận thức về cách làm nông nghiệp từ xưa đến nay.
Khẳng định về đề xuất giảm 2 triệu ha đất lúa, Nguyên Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho rằng: "Tôi đề xuất ý tưởng này dựa vào kết quả khảo sát nhiều năm qua ở Việt Nam và thế giới. Theo tính toán của tôi về sản xuất lúa của người dân, trong 1 năm người dân thu hoạch được 12 tấn/ha, trong khi đó lợi nhuận thu về khoảng 7 triệu hoặc nhiều lắm là 10 triệu đồng/ha. Đây là doanh thu thấp nhất trong nghề nông tại Việt Nam. Theo tôi, sản xuất lúa không phải càng nhiều càng tốt mà làm đủ ăn. Trồng lúa không nên theo định hướng xuất khẩu mà chỉ tham gia xuất khẩu ở phần dự trữ cần thiết".
Theo tính toán của Nguyên Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, lúa chỉ đảm bảo an ninh lương thực trong nước chứ không nên đóng vai trò xuất khẩu.
Bình luận về vấn đề này, ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp, Nông thôn cho biết: "Nếu xét về khía cạnh kinh tế, không có một nông dân trồng lúa nào trên thế giới có thể làm giàu từ cây lúa. Cây lúa được thế giới chú ý nhiều dưới khía cạnh hàng hóa chính trị vì thế, nếu sản xuất lúa đáp ứng mục tiêu kinh tế thì không phải là cách làm hiệu quả nhất".
Những vấn đề thời sự hiện nay của khu vực nông nghiệp nông thôn và cách tiếp cận với đề án tái cơ cấu nông nghiệp đang bắt đầu được khởi động là nội dung chính trong chương trình Đối thoại chính sách tuần này. Tham gia trao đổi, bàn luận có các khách mời là Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn và ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp, Nông thôn.
Sau đây là nội dung chi tiết cuộc trao đổi: