Giảm diện tích trồng lúa hay thay đổi tư duy làm nông nghiệp?

Quang Minh-Thứ sáu, ngày 09/08/2013 10:07 GMT+7

Nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã đánh giá, nếu thực hiện giảm 2 triệu ha đất trồng lúa thì đây sẽ là những bước đi có tác động toàn diện tới kinh tế, xã hội và tư duy làm nông nghiệp của Việt Nam.

Đúng vào thời điểm bắt đầu chuyển động đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, những tiếng nói mạnh mẽ đề xuất giảm diện tích trồng lúa, giảm sản lượng gạo đã được đưa ra.

Một tiếng nói có trọng lượng vang lên đó là kiến nghị giảm 2 triệu ha đất lúa của Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, người phụ trách ngành Nông nghiệp Việt Nam trong suốt những năm Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành cường quốc số 1, số 2 thế giới về xuất khẩu gạo.

Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện ý kiến giảm diện tích trồng lúa. Cách đây không lâu khi giá lúa xuống thấp chưa từng có, Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA, cơ quan đại diện cho các nhà xuất khẩu gạo đã đề nghị giảm sản lượng, giảm diện tích. Tuy nhiên, để chỉ ra con số chính xác 2 triệu ha đất lúa cần phải chuyển đổi thì Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn là người đầu tiên.

Như vậy, sau 25 năm xuất khẩu gạo với quy mô lớn, thì những đề xuất về việc giảm diện tích trồng lúa cũng có nghĩa giảm khối lượng xuất khẩu gạo đã trở lên quyết liệt hơn bao giờ hết.

Bình luận về đề xuất giảm 2 triệu ha đất lúa, TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Rõ ràng muốn tăng giá nông sản có 2 cách là tăng cầu và giảm cung. Đề xuất của Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn là giảm cung số gạo như vậy là hợp lý về mặt lý thuyết. Về tính toán phải cân nhắc kỹ thêm".

Theo nghiên cứu của nhóm PV VTV, trong điều kiện dân số nước ta tăng 100 triệu người (tính đến cả yếu tố xảy ra do biến đổi khí hậu) thì với diện tích khoảng 3 triệu ha trồng lúa, chúng ta cũng đảm bảo ổn định về an ninh lương thực cho đất nước. Về cơ bản có thể bớt sản xuất lúa, chuyển một phần diện tích trước hết là gieo trồng sang trồng cây màu, các cây có giá trị kinh tế cao để tăng thu nhập cho người nông dân và tăng giá lúa”.

Trong khi đó, chuyên gia lúa gạo Nguyễn Đình Bích lại cho rằng: “Theo tôi, nếu giảm diện tích hơn 2 triệu ha lúa chưa chắc tăng được thu nhập gấp đôi cho người nông dân trồng lúa. Nếu chúng ta đảm bảo đủ cung cho toàn bộ dân Việt Nam hàng năm thì cũng không thể tăng giá lúa của nông dân, bởi lẽ khi cung đủ đáp ứng cầu thì không thể có chuyện giá lúa trên thị trường Việt Nam gấp đôi”.

‘ TS Đặng Kim Sơn (trái) và chuyên gia lúa gạo Nguyễn Đình Bích (Ảnh: VTV News)

Những ý kiến khác nhau xung quanh việc giữ lúa hay chuyển lúa, trồng màu hay trồng các cây con khác đang được đặt ra trong bối cảnh chúng ta vẫn đang phải thực hiện Nghị quyết giữ 3,8 triệu ha đất lúa.

Đây là chủ trương mà Đảng và Nhà nước đang đặt ra hiện nay để đảm bảo cho an ninh lương thực quốc gia, cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặc biệt, khi Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, làm thế nào để giữ được lúa trong bối cảnh nhiều nông dân đang có xu hướng bỏ lúa do thu nhập từ trồng lúa quá thấp và nền kinh tế không được hưởng lợi nhiều từ cây lúa.

Bàn về nội dung này, phóng viên Đài THVN đã có cuộc trao đổi với hai chuyên gia hàng đầu về lúa gạo là TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách Nông nghiệp và phát triển nông thôn và chuyên gia Nguyễn Đình Bích.

Sau đây là nội dung chi tiết:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước