"Tương lai của EU đang bị đe dọa, an ninh châu Âu trong vòng cung lửa"

Quỳnh Chi (Theo RT)-Thứ năm, ngày 28/11/2024 15:22 GMT+7

(Ảnh: Unsplash)

VTV.vn - Tương lai của châu Âu đang bị đe dọa vào thời điểm xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng ngoài biên giới và những nghi ngờ về bảo đảm quốc phòng từ Mỹ.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) - ông Josep Borrell - cho biết vào ngày 25/11.

Ông Josep Borrell đã vẽ nên một bức tranh đáng báo động về tình hình thế giới khi ra mắt một loạt bài phát biểu và bài luận của ông có tựa đề "Châu Âu trong vòng cung lửa". Ông đã nêu bật các cuộc xung đột ở Ukraine, Dải Gaza và châu Phi là những yếu tố chính đe dọa an ninh toàn cầu.

"Những sự kiện mà chúng ta phải đối mặt trong vài tháng qua - thật không may - đã xác nhận dự đoán được đưa ra trước đó: Châu Âu đang gặp nguy hiểm" - ông Borrell viết - "Môi trường địa chính trị của chúng ta đang xấu đi. Và các cuộc xung đột và khủng hoảng đang gia tăng ngay trước "cửa nhà" chúng ta. Từ Ukraine đến Trung Đông, qua Nam Kavkaz, vùng Sừng châu Phi hoặc Sahel. Tất cả những điều này diễn ra trong bối cảnh cam kết tương lai của Mỹ đối với an ninh châu Âu đang trở nên không chắc chắn hơn nhiều".

Nhà ngoại giao châu Âu lập luận rằng cam kết của Washington "đối với an ninh của toàn bộ châu Âu đã trở nên không chắc chắn hơn trong tương lai" khi ông Donald Trump tái đắc cử.

Tương lai của EU đang bị đe dọa, an ninh châu Âu trong vòng cung lửa - Ảnh 1.

Ông Josep Borrell - Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh (Ảnh: NurPhoto / Getty Images)

"Hạnh phúc và tương lai của chúng ta không thể tiếp tục phụ thuộc vào tâm trạng của cử tri Mỹ sau mỗi 4 năm" - ông Borrell viết, đồng thời thúc giục các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu tăng cường quốc phòng của chính họ.

Ông cũng tuyên bố rằng có một rủi ro nghiêm trọng là xung đột Ukraine có thể giúp củng cố liên minh của "phần còn lại chống lại phương Tây'". Ông đề cập tới Hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 10 tại thành phố Kazan, Nga và nhấn mạnh rằng một liên minh như vậy cũng có thể "hình thành" ở Sahel, khi lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc rút khỏi Mali vào cuối năm 2023.

BRICS (ban đầu là BRIC) được thành lập vào năm 2006 bởi Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Các thành viên của nhóm đã từ chối áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan tới cuộc xung đột ở AUkraine và tiếp tục ủng hộ giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng.

Nga và Trung Quốc đã tăng cường quan hệ kinh tế trong những năm gần đây, mô tả mối quan hệ giữa hai quốc gia này là "quan hệ đối tác chiến lược". Hai siêu cường hạt nhân cũng phản đối "chủ nghĩa đơn phương" của liên minh NATO do Mỹ đứng đầu và cho biết họ muốn tham gia vào việc hình thành một mô hình quan hệ quốc tế công bằng hơn.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu hối thúc EU tăng mạnh chi tiêu quốc phòng Chủ tịch Ủy ban châu Âu hối thúc EU tăng mạnh chi tiêu quốc phòng Tiếp tục đối mặt nỗi lo thiếu khí đốt, châu Âu trở lại với năng lượng hạt nhân Tiếp tục đối mặt nỗi lo thiếu khí đốt, châu Âu trở lại với năng lượng hạt nhân Châu Âu tăng cường viện trợ vũ khí cho Ukraine Châu Âu tăng cường viện trợ vũ khí cho Ukraine

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước