Phát hiện oxy ở độ sâu 4.000 m dưới đáy đại dương

Nhật Anh-Thứ tư, ngày 24/07/2024 15:50 GMT+7

(Ảnh: NOAA)

VTV.vn - Các nhà khoa học đã phát hiện sự tồn tại của oxy phát ra từ các mô quặng hỗn hợp khoáng sản nhỏ - gọi là oxy tối, ở độ sâu 4.000 m dưới đáy biển.

Ở độ sâu 4 km so với mặt nước biển tại Thái Bình Dương, nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Hiệp hội Khoa học Hàng hải Scotland đã phát hiện sự tồn tại của oxy phát ra từ các mô quặng hỗn hợp khoáng sản nhỏ - gọi là oxy tối. 

Trong một thí nghiệm tìm cách đo mức độ tiêu thụ oxy ở đáy biển, các nhà khoa học đã nhận thấy các khoáng vật thu được dưới biển được tích điện lên đến 0,95 V. Do đó, họ đã đưa ra giả thuyết rằng quá trình điện phân nước biển có thể góp phần tạo ra lượng oxy này trong bóng tối.

Việc phát hiện ra oxy được tạo ra kể cả khi không có quá trình quang hợp - vốn cần có ánh sáng Mặt Trời - có thể làm thay đổi suy nghĩ về khởi nguồn của quá trình tiến hóa của sự sống phức tạp trên hành tinh.

Hiểm họa hạt vi nhựa trong lòng đại dương Hiểm họa hạt vi nhựa trong lòng đại dương

VTV.vn - Đại dương là kho lưu trữ carbon tự nhiên lớn nhất của Trái đất. Thế nhưng nghìn tỷ hạt vi nhựa đang đe dọa sinh vật biển, làm chậm quá trình hấp thụ carbon của đại dương.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước