Hiểu biết sâu sắc hơn, nỗ lực thay đổi để bảo vệ đại dương

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 08/06/2024 13:54 GMT+7

VTV.vn - Với chủ đề "Hiểu biết sâu sắc hơn về đại dương", LHQ kêu gọi các quốc gia, tổ chức cùng đánh thức những hiểu biết về đại dương; nỗ lực thay đổi để bảo vệ đại dương.

Hôm nay (8/6) là ngày Ngày Đại dương Thế giới. Đây cũng là dịp để con người suy nghĩ về vai trò cực kỳ quan trọng của đại dương đối với cuộc sống con người, những mối nguy hiểm mà đại dương đang phải đối mặt khi thế giới đang chứng kiến nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận, khiến đại dương đang trở nên ấm hơn bao giờ hết.

Từng rực rỡ và đầy màu sắc, những rạn san hô ở bờ biển phía Đông Vịnh Thái Lan giờ đây đã chuyển sang màu trắng. Đây là hiện tượng tẩy trắng san hô, nếu để lâu chúng sẽ chết và không còn khả năng phục hồi.

Hiểu biết sâu sắc hơn, nỗ lực thay đổi để bảo vệ đại dương - Ảnh 1.

Ngày Đại dương Thế giới năm nay có chủ đề là "Hiểu biết sâu sắc hơn về đại dương" (Ảnh: Oceanic global)

Bà Latita Putchim nNhà sinh vật học biển, Cục Tài nguyên biển và ven biển Thái Lan) cho biết: "Tôi không thể tìm thấy một san hô khỏe mạnh nào. Hiện tại, hầu hết chúng đã chuyển sang màu nhạt. Khoảng 20 - 30% đang trong quá trình tẩy trắng, khoảng 5% đã chết do nhiệt độ tăng cao".

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, các rạn san hô trên thế giới đang trải qua đợt tẩy trắng toàn cầu lần thứ tư do biến đổi khí hậu. Nguyên nhân là do nhiệt độ mặt nước biển tăng lên.

PGS. Michael Childress (Khoa học sinh học và Bảo tồn môi trường - Đại học Clemson, Mỹ) cho biết: "Hiện tại, chúng ta đang trải qua một đợt nắng nóng trên biển và hiện tượng trên đang đẩy san hô vượt quá giới hạn nhiệt của chúng. San hô cứng cung cấp thức ăn và bảo vệ tới 25% tổng số sinh vật biển. Rất khó để dự đoán việc mất san hô cứng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến 25% sinh vật biển đó".

Theo ước tính của Liên hợp quốc, khoảng 90% san hô sống trên các rạn san hô có thể giảm vào năm 2050 nếu không có hành động quyết liệt nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5oC.

Nhiệt độ nước biển tăng có ảnh hưởng trực tiếp đến các kiểu thời tiết và được coi là một phần nguyên nhân gây ra sự gia tăng các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Sự gia tăng lượng khí carbon dioxide đang làm tăng nồng độ axit trong nước biển và khiến nhiều sinh vật biển gặp nguy hiểm.

Theo các nhà khoa học, cơ hội tốt nhất để san hô sống sót là thế giới cắt giảm lượng khí thải nhà kính, bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên ven biển và đại dương.

Trung Quốc đưa vào hoạt động hệ thống dự báo sóng nhiệt đại dương Trung Quốc đưa vào hoạt động hệ thống dự báo sóng nhiệt đại dương Nhiệt độ các đại dương trên thế giới tăng lên mức cao nhất trong lịch sử Nhiệt độ các đại dương trên thế giới tăng lên mức cao nhất trong lịch sử Bọt biển - nhiệt kế đặc biệt dưới đại dương Bọt biển - nhiệt kế đặc biệt dưới đại dương

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước